5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/4/2025 | 8:09:37 AM

Theo Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, các bác sĩ được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các tình huống sau:

5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh
5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh

Dưới đây là 5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Theo Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, các bác sĩ được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các tình huống sau:

1. Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của mình hoặc không nằm trong phạm vi hành nghề, nhưng người hành nghề phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở hoặc người hành nghề khác phù hợp.

2. Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của y bác sĩ khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.

4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.

5. Người bệnh, người thân không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của bác sĩ sau khi được nghề tư vấn, vận động thuyết phục, nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Điều 43, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ, thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng; Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Việc "tạm rời" này phải được báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Các bác sĩ khu vực cấp cứu là nơi thường xuyên đối mặt nguy cơ, áp lực bị người nhà bệnh nhân hay các đối tượng gây gổ, đe doạ tấn công hay hành hung.

Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), 70% người bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; 30% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh và thân nhân.

Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%).

(Theo VTC New)

Các tin khác
Y, bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ chăm sóc bệnh nhân.

Là cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) hạng II tuyến tỉnh, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực phía Tây của tỉnh; đồng thời chỉ đạo tuyến đối với Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, những năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Nghĩa Lộ luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, cải tiến chất lượng bệnh viện; đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh chủ động.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè, tại các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025.

Trạm Y tế phường Tân Hòa (Đắk Lắk) thường xuyên, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm định kỳ tại các trường học trên địa bàn.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3565/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu xử lý thông tin phản ánh về việc gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm y tế huyện Trạm Tấu đã tổ chức khám chữa bệnh cho 12.420 trường hợp

Trong thời gian qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư; trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục