22 bộ, ngành và 63 địa phương tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/3/2022 | 9:51:50 AM

Các bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng nhờ có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

Kết nối NDXP giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội, giúp giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Kết nối NDXP giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội, giúp giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có LGSP và kết nối với NDXP, đạt tỷ lệ 100%.

Trong năm 2021, tổng số giao dịch thực hiện qua NDXP đạt 180.919.031; và hàng ngày có khoảng 500.000 giao dịch thông qua nền tảng.

Chỉ riêng 2 tháng đầu năm nay, số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã đạt gần 64,7 triệu, tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái.

Việc đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức qua nền tảng NDXP sẽ giúp người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; giúp công chức, viên chức, người lao động không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau;

Bên cạnh đó, nền tảng này giúp lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Giả sử với mỗi giao dịch giúp tiết kiệm 3.000 đồng cho xã hội như: chi phí di chuyển đến- về chỗ chứng thực giấy tờ bản giấy, chi phí chứng thực giấy tờ, thời gian chờ, chi phí xử lý của công chức. Ngoài ra còn có chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ giấy tờ bản giấy... cho thấy việc sử dụng NDXP đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội trong thời gian qua.

Nền tảng NDXP được xem là hạ tầng giữ vai trò "xương sống” phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp quốc gia, bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, phần mềm và hoạt động nghiệp vụ hỗ trợ đóng vai trò phục vụ tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư (theo nhu cầu).

(Theo ANTD)

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục