Ứng dụng công nghệ dự báo thị trường nông sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/8/2022 | 9:57:36 AM

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp (data warehouse/kho dữ liệu), phục vụ phân tích và dự báo thị trường nông sản; hoàn thành xây dựng công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.

Theo đó, sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), dữ liệu lớn (Big data) dự báo biến động về cung, cầu, giá cả vật tư, sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, kịp thời cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã.

Dự báo thị trường đóng vai trò quan trọng trong thương mại nông sản, được ví như "kim chỉ nam” cho công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Đối với các nhà hoạch định chính sách, dự báo hỗ trợ việc xây dựng các cơ chế, chính sách thích hợp phục vụ phát triển sản xuất. Đối với nông dân, doanh nghiệp, dự báo thị trường giúp họ đưa ra quyết định hợp lý về đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh, lựa chọn thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, hoạt động này chưa được cập nhật nhanh, liên tục và hiệu quả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đang vận hành một nền nông nghiệp "mù mờ” về thông tin thị trường, chủ yếu bán thứ mình có chứ chưa bán thứ thị trường cần, khiến tình trạng "được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra và câu chuyện "giải cứu” nông sản cũng chưa có hồi kết.

Chính vì vậy, Đề án nhấn mạnh đến việc sử dụng công nghệ để thu thập thông tin, dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản (nhu cầu, giá cả, khối lượng, cơ cấu tiêu thụ, vật tư, nguyên liệu đầu vào…); ứng dụng công nghệ viễn thám để thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản… được kỳ vọng sẽ khơi thông một trong những "điểm nghẽn” lớn của ngành nông nghiệp là thông tin thị trường, từ đó hình thành một nền sản xuất theo nhu cầu và tín hiệu thị trường, thậm chí đáp ứng những xu hướng tiêu dùng nông sản, thực phẩm mới trên toàn cầu.

Để thực hiện thành công Đề án, ngoài hạ tầng công nghệ, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác phân tích, dự báo cũng như vận hành các công cụ tiện ích, phần mềm cài đặt trên nền tảng thiết bị số. Theo đó, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, công nghệ số cho đội ngũ nhân lực thuộc hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thị trường nông sản; tập huấn cho các cá nhân, tổ chức liên quan như nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã để khai thác thông tin thành thạo từ hệ thống, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

(Theo NDO)

Các tin khác
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện Lục Yên tham dự Hội nghị chuyển đổi số của tỉnh tại điểm cầu huyện Lục Yên.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Lục Yên đã tập trung xây dựng kế hoạch CĐS và đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Nền tảng điện toán đám mây VNPT Cloud đã thực sự đem lại tính linh hoạt và hiệu quả cho cả người dạy và người học

Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn giờ đây đã trở thành những công cụ phổ biến đối với việc dạy và học. Tất cả những thiết bị này đều được liên kết với hàng loạt tài nguyên giáo dục nhờ điện toán đám mây.

Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công phường Nguyễn Phúc làm thủ tục hành chính.

Thực hiện chương trình, chiến lược về chuyển đổi số (CĐS), phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái tập trung thực hiện CĐS toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từng bước xây dựng mô hình chính quyền số, công dân số, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Năm 2022, tỉnh Yên Bái phấn đấu đưa toàn bộ 140 sản được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: TTXVN

Tỉnh Yên Bái đã khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử, tạo bước đột phá trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, từng bước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục