Phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến nhất ở Mỹ

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/2/2023 | 9:47:13 AM

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng phát thanh đã chết và không được giới trẻ quan tâm đến, trong các phương tiện truyền thông, phát thanh vẫn là phương tiện có nhiều công chúng nhất và là công cụ quảng cáo hiệu quả. Các số liệu cho thấy phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông chủ đạo và đặc biệt là vẫn khá phổ biến trong giới trẻ ở Mỹ.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

1 - Nhiều người dân Mỹ nghe đài hơn là sử dụng Facebook mỗi tuần

Theo số liệu thính giả nghe đài của Nielsen Media Research năm 2021, 88% người dân Mỹ, tương đương 293 triệu người, nghe phát thanh mặt đất (AM/FM) hàng tuần. Phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến nhất ở Mỹ, thậm chí hơn cả truyền thông xã hội. 88% dân số Mỹ nghe đài mỗi tuần. 

Nhiều người dân Mỹ nghe phát thanh (293 triệu) hơn số người sử dụng Facebook (180 triệu). Dữ liệu cho thấy sự giảm sút trong số người nghe phát thanh mặt đất chậm và ổn định kể từ năm 2009 mặc dù đã phục hồi sau thời gian phong tỏa do đại dịch Covid-19.

2 - 55% giới trẻ Gen Z ở Mỹ nghe các chương trình AM/FM mỗi ngày

Nhiều ý kiến cho rằng sự phổ biến của phát thanh đang dần mất đi và giới trẻ sẽ không bao giờ bắt đầu nghe đài. Tuy nhiên, các dữ liệu đã cho thấy rằng điều này không chính xác. Theo Edison Research, có tới 55% giới trẻ Gen Z (tuổi từ 13 tới 24) nghe các chương trình AM/FM mỗi ngày.

Yếu tố đáng ngạc nhiên đó là mặc dù nghe phát thanh trực tuyến khá phổ biến với giới trẻ Gen Z, hơn một nửa trong số họ nghe các chương trình AM/FM mỗi ngày. Có tới 89% Gen Z nghe đài thông qua các thiết bị bắt sóng truyền thống và chỉ có 11% nghe qua mạng.

Theo dữ liệu nghiên cứu của Nielsen về số người nghe đài, 92% số người Mỹ từ 50-64 tuổi nghe đài. Trong khi đó, 84% thế hệ Millennials nghe đài. Nhìn chung, phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến nhất trong tất cả các độ tuổi ở Mỹ.

3 - Người trưởng thành ở Mỹ dành ra 104 phút để nghe đài mỗi ngày, 12,2 tiếng mỗi tuần

Theo dữ liệu nghiên cứu của Nielsen Media Research, 88% người trưởng thành ở Mỹ nghe đài với thời lượng khoảng 12,2 tiếng mỗi tuần, 104 phút mỗi ngày. Hầu hết thời lượng nghe đài là trong thời gian di chuyển.

Trong khi đó, thời lượng mà người trưởng thành ở Mỹ dành cho các ứng dụng và trên mạng là 20 tiếng mỗi tuần và 30,8 tiếng cho các chương trình truyền hình.  

Nghiên cứu cũng cho thấy thính giả từ 50-64 tuổi nghe đài nhiều nhất, 14,6 tiếng mỗi tuần và thính giả từ 18-34 tuổi nghe ít nhất trong các độ tuổi.

Dựa trên dân số Mỹ, trung bình, 15% thời gian hàng ngày được dành cho nghe đài. Trong khi người dân thường nghe đài khi cùng lúc làm các hoạt động khác như lái xe hoặc làm vườn, thời lượng thực tế dành cho nghe đài mỗi ngày có thể cao hơn.

4 - Ngành công nghiệp phát thanh tăng trưởng thông qua loa thông minh và nghe trên Internet

Theo nghiên cứu của Audacy (2021), tỷ lệ nghe đài tại nhà đã tăng 44% trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và xu thế podcast và phát thanh số vẫn đang gia tăng.

Thói quen nghe đài cũng thay đổi khi người dân không lái xe đi làm, chính vì vậy việc sử dụng loa thông minh đã tăng 43% và nghe podcast tăng 26%.

Xu hướng nghe đài cho thấy người nghe đang cảm thẩy thoái mái hơn khi sử dụng loa thông minh để nghe đài thay vì để yêu cầu các bài hát cụ thể.

Theo dữ liệu nghiên cứu từ Katz Group, 40% những người làm việc từ nhà nghe nhạc trên các chương trình AM/FM và sử dụng các dịch vụ streaming hàng ngày, trong khi khảo sát của Nielsen cũng cho thấy tỷ lệ nghe đài ở những người làm việc từ xa giống với những người không làm việc từ xa, hơn 95%.  

Trong bối cảnh xu hướng làm việc từ nhà vẫn tiếp tục, chúng ta sẽ thấy thói quen nghe đài chuyển từ nghe trong ô tô sang loa thông minh và xu hướng nghe qua mạng cũng sẽ tiếp tục.  

Theo khảo sát của Pew Research, công chúng của phát thanh qua mạng tăng hàng năm. Ví dụ, số người nghe các chương trình podcast của hãng NPR (Đài phát thanh công cộng quốc gia Mỹ) hàng tuần tăng gần gấp đôi từ 2018 tới 2020 (7 triệu lên 14 triệu).

Kết quả khảo sát của Nielsen cho thấy, sau đợt bùng phát Covid-19, 32% cho biết họ ít nghe đài trong ô tô hơn và 26% nghe đài ở nhà nhiều hơn.  

5 - 100 triệu người dân Mỹ sở hữu một chiếc loa thông minh

Dữ liệu từ cuộc khảo sát của Edison cho thấy gần 100 triệu người dân Mỹ sở hữu một chiếc loa thông minh trong năm 2022. Số lượng người sở hữu loa thông minh hoặc thiết bị phát thanh đã tăng trung bình 30,77% kể từ năm 2017.

Loa thông minh phổ biến nhất trong các hộ gia đình ở Mỹ là Amazon Alexa (23%), tiếp đến là Goodle Nest (11%) và Apple HomePod (2%).

Ngoài việc sở hữu loa thông minh, số lượng loa thông minh trong mỗi gia đình ở Mỹ cũng đang gia tăng.

Số hộ gia đình sở hữu hơn 3 loa thông minh trở lên đã tăng gấp 3 từ 11% năm 2018 lên 33% năm 2022. Số hộ gia đình sở hữu 2 loa thông minh cũng tăng từ 22% năm 2018 lên 26% năm 2022. Các số liệu này cho thấy xu hướng rõ ràng trong lựa chọn loa thông minh ở khắp nước Mỹ.

21% số hộ gia đình ở Mỹ trong năm 2022 sở hữu 1 thiết bị phát thanh và 1 loa thông minh và con số này đã tăng từ 12,74% kể từ năm 2018.  

Dữ liệu ngành công nghiệp phát thanh cũng chỉ ra rằng việc sở hữu loa thông minh đã tăng gần 3 lần từ 5% năm 2018 lên 14% năm 2022. Rõ ràng các hộ gia đình ở Mỹ đang theo xu hướng sử dụng loa thông minh.

6 - 77% thính giả sẽ thử một nhãn hàng hoặc sản phẩm được giới thiệu bởi nhân vật ưa thích của họ trên phát thanh

Các nhân vật phát thanh là những người có tầm ảnh hưởng giống như những người có tầm ảnh hưởng trên truyền thông xã hội.

Theo khảo sát của Katz Group, 77% thính giả sẽ thử một nhãn hàng hoặc sản phẩm được giới thiệu bởi nhân vật ưa thích của họ trên phát thanh.

50% thính giả có một nhân vật phát thanh yêu thích mà họ theo dõi trung bình từ 8 năm trở lên. Đây là mối liên kết cảm xúc mạnh.

Dữ liệu cho thấy những người có tầm ảnh hưởng trong phát thanh ảnh hưởng tới sự tiếp nhận của công chúng. 80% thính giả tin tưởng và đánh giá cao ý kiến của nhân vật ưa thích của mình. 9/10 thính giả biết các chi tiết cá nhân về các nhân vật phát thanh ưa thích của mình và theo dõi họ trên các mạng xã hội.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam. Ảnh: BNEWS

Tổng cục Thuế cho biết, đã có 258 sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin chi tiết trên Cổng thông tin thương mại điện tử gồm 14.883 tổ chức và 53.212 cá nhân đăng ký bán hàng trên sàn.

Ngày 13/2, Ban Chỉ đạo triển khai ứng dụng công dân số Yên Bái (viết tắt là ứng dụng YenBai-S) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng YenBai-S trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Nguồn: Reuters.

Indonesia đang soạn thảo một văn bản quy định cho phép các phương tiện truyền thông nhận thanh toán từ các nền tảng kỹ thuật số hoặc công cụ tổng hợp mang nội dung của họ.

Sử dụng chương trình HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể xuất HĐĐT ngay cho khách hàng kể cả ngoài giờ hay đêm khuya.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn hình thức hoá đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền ngoài các điều kiện cơ bản khi áp dụng HĐĐT thì chỉ cần thay đổi phần mềm HĐĐT đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu hóa đơn theo quy định tại Quyết định số 1510/QĐ-TCT ngày 21/9/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ HĐĐT và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục