Làm thủ tục hành chính, quét mã vạch CCCD cũng chưa đủ

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2023 | 2:59:58 PM

Các phường đều trang bị máy quét mã vạch QR hoặc máy đọc chip CCCD, tuy nhiên những thông tin sau khi quét còn hạn chế.

Cán bộ phường 11, quận Phú Nhuận, TP.HCM thực hiện quét mã vạch trên CCCD cho người dân. Ảnh: HUỲNH THƠ
Cán bộ phường 11, quận Phú Nhuận, TP.HCM thực hiện quét mã vạch trên CCCD cho người dân. Ảnh: HUỲNH THƠ

CCCD gắn chip đóng vai trò như một thiết bị dùng để nhận diện, xác thực danh tính của cá nhân và có thể dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trên CCCD sẽ có một mã vạch QR nằm ở góc phải mặt trước, mặt sau sẽ được gắn chip. Dựa vào mã vạch và chip sẽ tra cứu được thông tin cá nhân của người dân.

Hiện nay các phường đều được trang bị máy quét mã vạch hoặc máy đọc CCCD gắn chip để tiện trong việc tra cứu thông tin. Tuy nhiên, sau khi quét mã vạch và chip lại không hiển thị đầy đủ các trường thông tin, chỉ cho ra bảy trường thông tin mà đa số trên CCCD đều đã có.

Tưởng có CCCD thôi là đủ

Ghi nhận của PV tại một số UBND phường trên địa bàn TP.HCM, người dân cho biết để làm thủ tục hộ tịch không phải chỉ cần CCCD thôi là đủ.

Ông NVS, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết trước đây khi nghe thông tin bỏ sổ hộ khẩu (SHK), người dân chỉ cần có CCCD là có thể thay thế, ông đã rất vui mừng vì việc này sẽ giúp cho người dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

"Tôi đến phường để làm giấy xác nhận tình trạng độc thân, thay vì trước đây chỉ cần SHK là có thể làm giấy này nên tôi nghĩ bây giờ chỉ cần CCCD là sẽ làm được. Nhưng khi đến phường, tôi được cán bộ đưa cho giấy xác minh nơi cư trú để điền thông tin. Việc điền thông tin như vậy tôi thấy không khó khăn gì nhưng mất thời gian hơn so với lúc còn SHK” - ông S chia sẻ.

Chị NTMT cũng cho biết theo chị tìm hiểu, hiện nay CCCD đã được tích hợp đầy đủ thông tin, người dân chỉ cần cung cấp CCCD là có thể làm các thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên, khi chị T trực tiếp đến phường để làm thủ tục hộ tịch thì được biết có CCCD thôi là chưa đủ thông tin.

"Bỏ SHK thì yêu cầu người dân làm giấy xác nhận nơi cư trú, người dân phải đi qua đi lại giữa công an phường và UBND phường. Giờ đây, dù đã không yêu cầu người dân cung cấp giấy xác nhận nơi cư trú nữa nhưng UBND phường cũng phải xác minh những nơi đã từng ở của người dân với công an phường. Mong cơ quan chức năng sớm giải quyết những bất tiện này để tạo thuận lợi cho người dân” - chị T nói.

Hỗ trợ dân đăng ký tài khoản dịch vụ công

Trao đổi với PV, bà Trần Thị Diệu Hiền, Chủ tịch UBND phường 11, quận Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết phường đã trang bị đầy đủ máy quét mã vạch QR và máy đọc chip CCCD nhưng hầu như chưa dùng đến.

"Để thuận tiện trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, phường đã triển khai đăng nhập vào cổng dịch vụ công quốc gia để lấy thông tin hỗ trợ người dân làm thủ tục. Các trường thông tin trên cổng tương đối đầy đủ hơn rất nhiều so với việc quét CCCD chỉ hiển thị bảy trường thông tin. Tuy nhiên, đối với thời gian di chuyển, cư trú của người dân, phường vẫn phải liên hệ phía công an phường nhờ cung cấp, vì trên cổng dịch vụ công quốc gia không có thông tin về cư trú. Bên cạnh đó, nếu người dân chưa có tài khoản dịch vụ công quốc gia, phường sẽ hỗ trợ đăng ký, song song đó phường cũng giúp người dân tạo tài khoản VNeID mức 1” - bà Hiền nói.

Bà Trần Thị Huê, Chủ tịch UBND phường10, quận Phú Nhuận, TP.HCM, cũng cho biết thời gian qua phường được trang bị máy quét mã vạch QR để đọc thông tin của người dân. Những thông tin đó giống với thông tin trên CCCD. Với những trường thông tin khi quét mã vạch trên CCCD thì chưa đủ để làm một số thủ tục hành chính cho người dân.

"Phường phải thông qua ứng dụng VNeID mới có đầy đủ các trường thông tin để giải quyết các thủ tục cho người dân. Nếu người dân chưa đăng ký tài khoản VNeID thì phường cũng sẽ có cán bộ hỗ trợ đăng ký giúp người dân. Phường cũng trang bị máy vi tính đặt tại trụ sở UBND phường để thuận tiện cho người dân trong việc tạo tài khoản” - bà Huê chia sẻ.

(Theo PLO)

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục