Bảo đảm an toàn cho hạ tầng số, nền tảng số

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/5/2023 | 8:59:38 AM

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), trong 4 tháng đầu năm, có gần 3.944 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được Cục An toàn thông tin cảnh báo và hướng dẫn xử lý.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Trên không gian mạng, mỗi giây có gần 1.000 cuộc tấn công mạng và 5 mã độc mới được tạo ra cùng với 40 điểm yếu, lỗ hổng được phát hiện mỗi ngày. Số liệu từ công ty an ninh mạng CyRadar cho thấy, trung bình mỗi tháng xuất hiện khoảng 1,5 triệu tên miền độc hại. Trong đó, những tên miền liên quan tới lừa đảo trực tuyến có xu hướng gia tăng.

Tháng 8-2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. Chiến lược này được xem đã chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm để thích ứng chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa an toàn, an ninh mạng.

Nhìn một cách khách quan, dù tình hình an ninh mạng diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, nhưng trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp công nghệ nên vấn đề này cơ bản được xử lý hiệu quả.

An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm và các doanh nghiệp Việt Nam dần làm chủ hệ sinh thái an toàn thông tin mạng. Kết thúc năm 2022, số doanh nghiệp Việt Nam tham gia lĩnh vực an toàn thông tin là 124, tăng 12% so với năm 2021.

Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng năm 2022 đạt 4.853 tỷ đồng, tăng trưởng 26,15% so với năm 2021, nộp ngân sách 238 tỷ đồng. Tỷ lệ các chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất năm 2022 đạt 95,5%, đạt mục tiêu đề ra năm 2022.

Đến tháng 4, số địa chỉ máy tính nằm trong mạng máy tính ma (botnet) là 392.108, giảm 50,3% cùng kỳ năm 2022; các cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin cũng giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky cho biết, tình hình tội phạm mạng trong khu vực Đông Nam Á vẫn diễn biến rất phức tạp, thế nhưng, trong 6 nền kinh tế đứng đầu khu vực ASEAN, chỉ Việt Nam ghi nhận sự giảm nhẹ (-12%) về số cuộc tấn công nhằm vào các doanh nghiệp…

Đó là những con số đáng mừng, kỳ vọng về việc thực hiện thành công những mục tiêu mà chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia đã đề ra, nhất là đối với vai trò của doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam. Từ đó, phát triển hoàn chỉnh và bảo đảm an toàn cho hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số quốc gia và tạo lập niềm tin số cho đất nước.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục