Ký kết biên bản phối hợp triển khai chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/6/2023 | 7:48:01 AM

YênBái - Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Viettel Yên Bái, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính phối hợp tổ chức Hội thảo “Tháo gỡ khó khăn và ký kết biên bản hợp tác triển khai chuyển đổi số ngành GD&ĐT giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Sở GD&ĐT và Viettel Yên Báiký kết biên bản hợp tác triển khai chuyển đổi số ngành GD&ĐT giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Sở GD&ĐT và Viettel Yên Báiký kết biên bản hợp tác triển khai chuyển đổi số ngành GD&ĐT giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong giai đoạn 2020-2023, Viettel Yên Bái đã phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái triển khai chương trình ứng dụng viễn thông và công nghệ thông tin trong giáo dục. Cụ thể, Viettel Yên Bái đã tài trợ chương trình Internet trường học với tổng số tiền 2 tỷ đồng/năm; triển khai phần mềm quản lý trường học miễn phí cho 5 huyện; thực hiện việc xây dựng và triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi chia sẻ thông tin liên thông trong ngành GD&ĐT phù hợp với cấu trúc chuẩn của hệ thống cổng thông tin của tỉnh và Bộ GD&ĐT; xây dựng và triển khai hệ thống học tập điện tử, kho học liệu chuyên dùng của ngành nhằm bồi dưỡng giáo viên, phục vụ nhu cầu học tập của người học và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. 

Trong năm 2021, Viettel Yên Bái đã triển khai cấp 8.334 tài khoản bồi dưỡng qua mạng cho cán bộ quản lý và giáo viên. Cùng với đó, xây dựng và triển khai kho học liệu số dùng chung toàn ngành bao gồm: tư liệu hình ảnh, âm thanh số, sách điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, bài giảng tương tác E-learning, phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá trong nhà trường, hiện đã triển khai tại Trường phổ thông trung học Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển đổi số ở lĩnh vực giáo dục. Sở GD&ĐT mong muốn Viettel Yên Bái, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tiếp tục đồng hành cùng ngành giáo dục để triển khai tốt hơn nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian tới. 

Để thúc đẩy mô hình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Viettel Yên Bái cũng đề xuất với Sở GD&ĐT trong phối hợp triển khai nền tảng quản lý, học, thi trực tuyến K12 Online; triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn ngành gồm nhiều phân hệ: quản lý thông tin về nhà trường, lớp, phòng học; quản lý thông tin cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; quá trình dạy và học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; Số hóa hồ sơ, sổ sách, tài liệu giáo dục; hệ thống quản trị nhà trường; thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

Tại Hội thảo, Viettel Yên Bái tổ chức các gian hàng trực quan trong lĩnh vực chuyển đổi số cho ngành GD&ĐT để các đại biểu tham quan, tìm hiểu thực tế. 

Dịp này, lãnh đạo Sở GD&ĐT và Viettel Yên Bái đã tiến hành ký kết biên bản hợp tác triển khai chuyển đổi số ngành GD&ĐT giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

H.D

Tags Ký kết biên bản phối hợp triển khai chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái

Các tin khác
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chất lượng cao do Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Thái Nguyên tổ chức (tháng 5-2023).

Tháng 3-2022, Báo Nhân Dân trích dẫn nguồn tin từ Bloomberg: “Doanh thu từ mảng digital của New York Times đã lần đầu tiên vượt doanh thu từ báo in trong quý II năm 2020, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử 169 năm phát triển của tờ báo này”.

Hệ thống GBĐT đa phương tiện đi vào hoạt động mang lại nhiều lợi ích từ việc giảm được các chi phí, thời gian đi lại hội họp; thành phần tham dự cuộc họp được mở rộng...

Với quyết tâm cao và sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sau một thời gian triển khai xây dựng, Hệ thống giao ban điện tử (GBĐT) đa phương tiện tỉnh Yên Bái đã chính thức đưa vào sử dụng cuối tháng 3 vừa qua, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính quyền số.

Quản lý quyền lực thứ 5 là nhiệm vụ không hề đơn giản với các cơ quan chức năng (ảnh minh họa).

Những người nắm “quyền lực thứ 5” hiện đang hoạt động với cách thức như thế nào, một số kẻ đã “thao túng” truyền thông ra sao, tạo ra sức ảnh hưởng, điều phối, định hướng dư luận ở mức độ nào, cần có biện pháp gì để quản lý họ, là vấn đề mà rất nhiều các cơ quan chức năng đang quan tâm...

Công nghệ phát triển như vũ bão trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp báo chí có thêm công cụ tác nghiệp, thực hiện chức năng thông tin đồng thời cũng đặt ra những áp lực cạnh tranh gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục