Trấn Yên đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2023 | 8:02:55 AM

YênBái - Nhiều "nông dân 4.0” Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi nhận thức chủ động tìm tòi nâng cao kiến thức, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm để tiệm cận với nền nông nghiệp thông minh gắn liền với CĐS.

Các đại biểu tham quan trưng bày sản phẩm nông sản của huyện Trấn Yên.
Các đại biểu tham quan trưng bày sản phẩm nông sản của huyện Trấn Yên.

Thực hiện Nghị quyết 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về "Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” và xác định, CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tậm xuyên suốt trong thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2021 - 2026, Đảng bộ huyện Trấn Yên chú trọng đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp với chủ thể là người nông dân.  

Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "CĐS trong nông nghiệp đã được huyện hết sức quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin, giúp ngành nông nghiệp địa phương vươn tới các thị trường trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu ra các nước trên thế giới và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng”. 

Theo đó, huyện đã xây dựng "Đề án phát triển các sản phẩm OCOP huyện Trấn Yên, giai đoạn 2021 - 2025”; hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch… Huyện đã hoàn thiện các điều kiện đưa 33/33 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao có xác thực số lên sàn thương mại điện tử Voso, PostMart... 

Tại một số doanh nghiệp, các trang trại sản xuất tập trung, quy mô tương đối lớn, các công nghệ số đang được áp dụng khá đồng bộ, điển hình các trang trại chăn nuôi của các công ty, tập đoàn lớn như: Hòa Phát, Công ty Quế Hồi… 

Hiện nay, hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện được tổ chức theo 3 hình thức sản xuất chủ yếu gồm: hộ nông dân sản xuất, HTX, doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện còn có 7 vùng trồng rau, chè và cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP; 5 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP… 

Ông Lê Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh cho biết: "Triển khai công tác CĐS và CĐS nâng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, các sản phẩm của xã như: quýt Đường Canh, bưởi Diễn đã được chứng nhận sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện từ Voso; PostMart, góp phần tạo chuỗi liên kết và tạo thu nhập bền vững cho người dân và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương”.

Bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, những năm gần đây, nhiều "nông dân 4.0” Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi nhận thức chủ động tìm tòi nâng cao kiến thức, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm để tiệm cận với nền nông nghiệp thông minh gắn liền với CĐS. 

Điển hình, trong lĩnh vực trồng trọt là canh tác sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại xã Y Can; trồng dưa trong nhà lưới có ứng dụng công nghệ tưới, theo dõi dinh dưỡng của đất và quá trình sinh trưởng của cây tại xã Đào Thịnh. Trong chăn nuôi, nhiều cơ sở, trang trại quy mô lớn trên địa bàn đã áp dụng công nghệ IOT, công nghệ chuỗi, công nghệ sinh học. 

Ông Nguyễn Tiến Sơn - Giám đốc HTX MQ, xã Minh Quán chia sẻ: "Đối với HTX MQ đã sử dụng hệ thống camera giám sát trong các trang trại chăn nuôi quá trình sản xuất tiêu thụ, HTX cũng đã xây dựng Website để đăng tải quy trình, điều kiện chăn nuôi, khi mà người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có thể trực tiếp kiểm tra trên điện thoại thông minh”.   

Tiếp tục đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp với chủ thể là người nông dân; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xuất xứ vùng trồng..., huyện Trấn Yên phấn đấu năm 2023 có 43 sản phẩm OCOP được công nhận, bằng 215% mục tiêu Nghị quyết; phấn đấu đến năm 2025 có 48 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, Postmart.vn để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. 

Trần Ngọc

Tags Trấn Yên chuyển đổi số nông nghiệp Nghị quyết 51 sản phẩm OCOP vùng dâu tằm

Các tin khác
Người dân đến làm thủ tục được cán bộ, chiến sỹ Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái hướng dẫn tận tình

Thông tư 24 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8. Với tinh thần “Vì nhân dân phục vụ”, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Yên Bái đã và đang tận tình hướng dẫn công dân đến làm thủ tục cấp, thu hồi biển số xe theo mã định danh một cách nhanh gọn, hiệu quả.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái diễn ra từ 8h00 ngày 4/9 đến hết ngày 4/10/2023

Từ 8h00 sáng nay (4/9), cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số dành cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái năm 2023 chính thức bắt đầu

Chiều 30/8, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh dự Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số, kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”.

Người dân đến thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số mà giờ đây, việc thực hiện các TTHC bằng dịch vụ công trực tuyến đã không còn xa lạ với người dân thành phố Yên Bái. Trong đó, việc xây dựng mô hình "Ngày nộp thủ tục hành chính trực tuyến” là minh chứng cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục