Đề xuất thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền báo chí, truyền thông số quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/9/2023 | 3:08:48 PM

Sáng 13/9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”.

Hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ thực trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí hiện nay, thảo luận và tìm giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí, đặc biệt trong môi trường số.

Hội thảo cũng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền tác phẩm báo chí trong kỷ nguyên số cho các tòa soạn, các nhà báo, đồng thời đóng góp vào quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhấn mạnh: "Bảo vệ được quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay”.

Tại hội thảo, tham luận của các đại biểu đã chỉ ra các hành vi xâm phạm bản quyền trên môi trường số: Chiếm đoạt bản quyền, mạo danh bản quyền (ví dụ giả danh thương hiệu Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hay các trang web giả mạo báo điện tử - có nội dung, giao diện gần như y hệt, chỉ hơi khác tên miền)...

Vi phạm bản quyền báo chí trên môi trường số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vi ngày càng rộng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu của các cơ quan báo chí cũng như công cuộc chuyển đổi số báo chí. 

Trước thực trạng này, các giải pháp đã được các đại biểu tham dự hội thảo kiến nghị và đề xuất. Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, thời gian qua, Cục Báo chí đã tích cực trong việc trợ giúp các cơ quan báo chí đấu tranh với vấn nạn vi phạm bản quyền. Tiêu biểu là với việc sửa đổi Luật Báo chí, Cục đã tham mưu cho Bộ một nội dung quan trọng là hoạt động báo chí trên không gian số nhằm đáp ứng sự phát triển của báo chí trong tình hình mới. Trong đó bản quyền báo chí là điểm nhấn. Bên cạnh đó Cục cũng đang tham mưu với Bộ xây dựng quy trình chuẩn nhằm trợ giúp báo chí đấu tranh với vi phạm bản quyền.

"Ở thời điểm hiện tại, các cơ quan báo chí nếu phát hiện ra vi phạm bản quyền có thể trực tiếp thông báo tới Cục Báo chí hoặc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, chúng tôi sẽ xử lý kịp thời, kể cả nền tảng xuyên biên giới như Tiktok, Facebook", Phó Cục trưởng Cục Báo chí nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, các diễn giả trao đổi và đề xuất nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ bản quyền báo chí, truyền thông trong môi trường số.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về "Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”.

MQ - ANTD

Các tin khác
Chủ tịch VDCA, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) phát biểu tại Lễ công bố và phát động giải thưởng VCA lần thứ nhất năm 2023 diễn ra tại Hà Nội ngày 12/9.

Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (Vietnam Digital Content Creation Awards - VCA) năm 2023 sẽ được Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức thường niên. Trong năm đầu tiên, các ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại website dcca.org.vn, hạn cuối là ngày 30/11.

Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù trong giờ Tin học.

Với nhận thức chuyển đổi số (CĐS) giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trạm Tấu đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Bộ TTTT đề xuất, chỉ doanh nghiệp được cấp phép mới được sử dụng dịch vụ phát video trực tiếp. (Ảnh minh họa: ST).

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đề xuất quy định, người dùng mạng xã hội phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.

Từ 15/9, được xuất trình bằng lái xe trên VNeID khi CSGT yêu cầu.

Dưới đây là hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên VNeID từ 15/9/2023 thay cho giấy tờ giấy mà người dân cần biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục