Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/9/2023 | 2:14:07 PM

YênBái - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái là đơn vị được UBND tỉnh lựa chọn xây dựng, nhân rộng mô hình chuyển đổi số (CĐS) trong trường học năm học 2022 – 2023.

Việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học
Việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành cho biết: Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh và Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện, nhân rộng mô hình CĐS trong trường học, nhà trường đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch CĐS giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 theo hướng dẫn của Sở; hàng năm ban hành văn bản chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin vào đầu năm học. 

Nhà trường đã thực hiện đạt 10/10 chỉ tiêu CĐS trong ngành giáo dục theo kế hoạch của UBND tỉnh đề ra; đồng thời đã và đang triển khai thực hiện 13 nhiệm vụ, giải pháp về CĐS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác CĐS, nhà trường đã tổ chức xây dựng kho học liệu số bài giảng elearning, ngân hàng đề và tổ chức cho 100% giáo viên, học sinh được khai thác, chia sẻ dữ liệu dùng chung gồm bài giảng điện tử, ngân hàng đề thi mẫu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học. 

Đồng thời với đó, Trường triển khai, sử dụng sách giáo khoa điện tử kết hợp với phần mềm ActivInspire bảng tương tác trong dạy và học; tích cực sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử trong dạy học; triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học, ôn tập, ôn thi tốt nghiệp THPT; khai thác hệ sinh thái ôn tập, ôn thi tốt nghiệp THPT trên hoclieu.vn cho 100% giáo viên và học sinh trong trường; tích cực sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo: Crocodile, phet.colado.edu… trong dạy học các môn có thí nghiệm như: Vật lý, Sinh học, Công nghệ… 

Triển khai sử dụng các phần mềm K12Online, Zoomeeting… trong dạy học trực tuyến, kiểm tra, đánh giá học sinh trong thời gian học hàng ngày và thời gian học sinh phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid -19 hoặc khi cơ sở vật chất của nhà trường được lấy để phục vụ thi. 100% học sinh được trang bị kiến thức và bảo vệ trên môi trường mạng xã hội an toàn; kỹ năng sử dụng các thiết bị phục vụ công tác chuyển đổi số trong trường học.

Thầy giáo Nguyễn Trung Nghĩa – Giáo viên dạy môn Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chia sẻ: "Thực hiện CĐS đối với giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong việc sử dụng các phần mềm toán học minh họa trực quan cho các bài toán, phát triển năng lực cho học sinh; sử dụng các thiết bị dạy học công nghệ cao được trang bị như: bảng tương tác, máy chiếu vật thể, máy tính bảng… vào dạy học để nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh; ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp, phát triển năng lực của người học theo chương trình GDPT 2018”.

Đối với học sinh, nhà trường đẩy mạnh áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật giáo dục STEM/STEAM; phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp THCS để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số. 

Em Nguyễn Thúy Nga – học sinh lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tâm sự: "Việc các thầy, cô ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp cho mỗi tiết học được trực quan, sinh động hơn rất nhiều. Qua đó, chúng em đã phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy khoa học, năng lực tổng hợp; chủ động nắm bắt được kiến thức, phát hiện và khắc phục được những mảng kiến thức còn yếu… để cố gắng phấn đấu đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập”.

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã triển khai thực hiện CĐS trong công tác quản lý giáo dục, khai thác hiệu quả các ứng dụng hồ sơ điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu gồm: sổ điểm điện tử và học bạ điện tử… trên ứng dụng quản lý nhà trường Smas. 

Đến nay, 100% học sinh có học bạ điện tử và số điểm điện tử và lãnh đạo, giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý lớp học, trường học và các phần mềm quản lý khác. 

Trường cũng đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến của ngành giáo dục như: dịch vụ đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông; đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học; triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt đảm bảo 100% học sinh nộp học phí không dùng tiền mặt; triển khai sử dụng điểm danh điện tử; kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trên nền tảng số, áp dụng các giải pháp như tin nhắn Edu.one, Email, nhóm Zalo, Messenger ứng dụng trên thiết bị di động và website của nhà trường. 

Cùng với đó, nhà trường tổ chức tập huấn và hướng dẫn 100% cán bộ, đảng viên cài đặt và sử dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái; tổ chức 100% các cuộc họp thường kỳ và chuyên đề của các chi bộ đảng nhà trường trên "Sổ tay đảng viên điện tử”; thực hiện điểm danh, học tập nghị quyết, chấm điểm các cuộc họp trực tuyến trên nền tảng này.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu cho biết, nhà trường đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; triển khai tập huấn cho giáo viên bằng nhiều hình thức, kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, thường xuyên chủ động tự bồi dưỡng qua mạng. Hiện Trường đạt 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có trình độ CNTT đáp ứng các điều kiện thực hiện nhiệm vụ CĐS trong trường học.

Bên cạnh đó, Trường thường xuyên rà soát, tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT và CĐS cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội dung bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và CĐS trong nhà trường, tập trung một số nội dung như: kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến; kỹ năng thiết kế bài giảng e-Learning, video bài giảng, thiết bị dạy học số; kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu, soạn câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học; phần mềm, thí nghiệm có thể thay thế thiết bị dạy học; kỹ năng về quản lý, triển khai có hiệu quả các phần mềm quản trị trong nhà trường.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trực tiếp tham gia vào quá trình CĐS của ngành giáo dục, UBND tỉnh; tham gia phong trào thi đua "CĐS ngành giáo dục tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025” góp phần tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. 

Đức Toàn

Tags Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chuyển đổi số chất lượng

Các tin khác
Cả nước đã có khoảng 40.000 hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến (ảnh minh họa).

Tính đến hết ngày 21-9, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận khoảng 42.000 hồ sơ đổi giấy phép lái xe.

Quang cảnh lớp tập huấn

Ngày 21/9, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trấn Yên phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ cao NDN tổ chức Hội nghị hướng dẫn công tác khai thác, sử dụng hệ thống điều hành thông minh (IOC) cấp xã.

Chiều 20/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với VNPT tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giai đoạn 2020-2023 và ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số ngành GD-ĐT tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ứng dụng AI đang được mở rộng trong lĩnh vực y tế.

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng nhiều trong việc lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe để cải thiện kết quả của bệnh nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục