Yên Bình nỗ lực trở thành huyện nông thôn mới thông minh

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/10/2023 | 10:56:02 AM

YênBái - Không chạy theo thành tích, không dàn trải trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), huyện Yên Bình có cách làm riêng để sớm trở thành huyện chuyển đổi số, huyện nông thôn mới thông minh.

Huyện Yên Bình khai trương phòng họp không giấy tờ cấp xã, mô hình chợ 4.0, bệnh án điện tử và mô hình điểm wifi miễn phí công cộng ngày 7/10/2023.
Huyện Yên Bình khai trương phòng họp không giấy tờ cấp xã, mô hình chợ 4.0, bệnh án điện tử và mô hình điểm wifi miễn phí công cộng ngày 7/10/2023.

Việc thực hiệntrên tinh thần "Lựa chọn việc dễ làm trước, khó làm sau và thực hiện song song từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên” với phương châm nhất quán "CĐS phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”,

Thành quả từ sự quyết tâm và đồng thuận

Năm 2023, huyện Yên Bình tiếp tục xác định là năm tăng tốc, bứt phá thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số trên 4 trụ cột:  cấp ủy - chính quyền số; kinh tế số, xã hội số và dữ liệu số gắn với xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh thực chất, bền vững. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Yên Bình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung vào các nội dung quan trọng có ý nghĩa tác động lớn đến sự phát triển của địa phương. 

Đại Minh được lựa chọn trở thành xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội về văn hoá. Ngay sau khi nhận được kế hoạch của Huyện ủy, Đảng ủy xã đã giao UBND và Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để triển khai. 

Ông Nguyễn Kiều Hưng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Minh chia sẻ: "Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, 100% hộ gia đình trên địa bàn xã đã được Tổ chuyển đổi số hướng dẫn, cài đặt và sử dụng các nền tảng, dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến và sổ sức khỏe điện tử qua việc kích hoạt VNeID mức độ 2. 

Cùng với đó, xã đang hoàn thiện bộ phận điều hành thông minh, kênh tương tác, giao tiếp giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Xã có mạng wifi tốc độ cao tại nhà văn hoá xã và tại các điểm công cộng. Địa phương cũng đã lựa chọn và triển khai xây dựng mô hình thôn thông minh tại thôn Cầu Mơ". 

Cùng với Đại Minh, các xã trên địa bàn huyện cũng tích cực thực hiện chương trình CĐS. Tiêu biểu như: thị trấn Thác Bà hoàn thiện tiêu chí "Các hệ thống thông tin của chính quyền được phê duyệt cấp độ gắn với an toàn thông tin mạng được triển khai đầy đủ các giải pháp an toàn thông tin theo hồ sơ cấp độ được phê duyệt”; là địa phương đầu tiên trên toàn quốc đảm bảo tiêu chí an toàn thông tin theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Xã Tân Hương đi đầu trong phối hợp Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và huyện thực hiện hỗ trợ người dân triển khai thủ tục trực tuyến toàn trình mức độ 4 liên quan đến việc cấp, cấp đổi, chỉnh lý, biến động đất đai. Xã Vĩnh Kiên đã huy động xã hội hóa mua máy tính xách tay cho 10 thôn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác CĐS… 

Triển khai thực hiện CĐS trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh, thời gian qua, huyện Yên Bình đã triển khai, thực hiện đồng bộ 10 chỉ tiêu, bao gồm xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp huyện; xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và vùng nguyên liệu ứng dụng chuyển đổi số; triển khai ứng dụng trực tuyến lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân, cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới; mô hình dân số được triển khai các nền tảng đăng ký tư vấn và khám, chữa bệnh từ xa, nền tảng tích hợp dữ liệu y tế cơ sở… 

Đến nay, 100% xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị có đường truyền băng rộng cáp quang và phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt; 177/177 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố được lắp đặt mạng wifi tốc độ cao từ nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân. 

Ông Nguyễn Hoàng Ngọc - Bí thư chi bộ thôn Phúc Khánh, xã Vĩnh Kiên cho biết: "Toàn thôn có 100% hộ dân lắp đặt và sử dụng wifi, nhà văn hóa thôn được kết nối wifi để phục vụ người dân truy cập, tìm hiểu thông tin; 100% người dân dùng điện thoại thông minh tích hợp nhiều ứng dụng của các ngân hàng để chuyển khoản, quét mã QR trong giao dịch thanh toán, rất thuận tiện". 

"Thôn chúng tôi đã thành lập nhóm Zalo chung, mọi công việc, thông tin cũng như những chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chuyển tải đến với người dân một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả nhất”, ông Ngọc cho biết. 


Đoàn thanh niên xã Vĩnh Kiên hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại.

Cùng với đó, Yên Bình là địa phương đứng đầu tỉnh về triển khai, duy trì các mô hình, nền tảng CĐS. Với hơn 200 tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn, Yên Bình là địa phương đứng thứ 2/9 huyện, thị, thành phố về hoạt động của tổ CĐS cộng đồng và là địa phương đầu tiên trong khối huyện triển khai, xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) cấp huyện, hệ thống điều hành thông minh và phòng họp không giấy tờ tới 100% các xã, thị trấn. 


Trung tâm Điều hành thông minh hoạt động sẽ hướng đến hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai, giám sát một cách minh bạch thời gian, kết quả xử lý, người dân được tham gia tương tác với hoạt động nhà nước, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ hiệu lực, hiệu quả.

Cách làm bài bản, quyết liệt

Để có được những kết quả đó, huyện Yên Bình đã có cách làm bài bản, đồng bộ, chặt chẽ. Huyện xác định "nhận thức” là quyết định bởi từ nhận thức của các cấp lãnh đạo về việc vận dụng nền tảng số để thực hiện công tác chỉ đạo điều hành đến nhận thức trong công chức, viên chức để ứng dụng, triển khai công nghệ số phục vụ thực thi công vụ cũng như nhận thức của doanh nghiệp và người dân trong việc tham gia đồng hành cùng huyện trong quá trình triển khai chương trình CĐS. 

Do đó, huyện đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp về CĐS. Các cấp uỷ, chính quyền, phòng, ban, đơn vị đã chủ động thực hiện đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS trở thành công việc thường xuyên, liên tục, gắn chặt với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. 

9 tháng đầu năm 2023, huyện Yên Bình đã ban hành gần 90 văn bản gồm các quyết định, kế hoạch, công văn chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực chuyển đổi số. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và lãnh đạo phụ trách để chỉ đạo trực tiếp, gắn với mốc thời gian hoàn thành từng nội dung công việc, đến nay 100% cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, tuyên truyền và xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch CĐS của huyện. 

Huyện cũng đã tổ chức thành công các hội nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, hợp tác giữa Đại học Thái Nguyên về triển khai công tác CĐS ; tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến; tập huấn, hướng dẫn việc triển khai thực hiện sử dụng nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” ... 

Cùng với đó, năm 2023, Yên Bình tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển với 7 đơn vị, tập đoàn lớn gồm 50 nhiệm vụ về công tác CĐS và đến nay, đã hợp tác cùng nhau hoàn thành gần 70% nhiệm vụ. 

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo công tác CĐS huyện Yên Bình cho biết: "Huyện xác định rõ quan điểm chỉ đạo "Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, phát huy vai trò, trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác CĐS. Tất cả những khó khăn, vướng mắc của các địa phương và các phòng ban trong triển khai CĐS đều được Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, xem xét, tháo gỡ, giải quyết một cách kịp thời để công cuộc CĐS của huyện Yên Bình sẽ thực chất, bền vững, không chạy theo thành tích, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương và mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân”.

Thanh Chi

Tags Yên Bái Yên Bình nông thôn mới thông minh huyện chuyển đổi số hài hòa bản sắc hạnh phúc

Các tin khác
Người dân phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được hướng dẫn  giải quyết các thủ tục hành chính và nộp dịch vụ công ích bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2022, thành phố Yên Bái đã lựa chọn xây dựng 30% xã, phường chuyển đổi số (CĐS) gồm các phường Minh Tân, Đồng Tâm, Nguyễn Thái Học và xã Âu Lâu. Năm 2023, tiếp tục lựa chọn xây dựng 60% xã, phường CĐS và 20% xã, phường CĐS nâng cao cùng 3 phường CĐS nâng cao tiêu biểu.

Công nghệ nhân tạo AI sự phát triển vượt thời đại.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái triển khai Kế hoạch thí điểm mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh.

Bộ phận phục vụ Hành chính công huyện Văn Yên góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân.

Với phương châm chuyển đổi số (CĐS) toàn diện, từng bước thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược, Văn Yên phấn đấu đạt tiêu chuẩn huyện chuyển đổi số vào tháng 11 tới đây.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo thành phố Yên Bái dự Ngày hội chuyển đổi số tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.

Sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, từ việc khởi xướng rồi tăng tốc với sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, chuyển đổi số trên địa bàn Yên Bái đang có sự bứt phá mạnh mẽ. Các nền tảng, công nghệ số cơ bản được ứng dụng ngày càng rộng rãi và dần trở thành “thói quen” đối với mỗi tổ chức và cá nhân. Hạ tầng, nhân lực và 3 trụ cột của chuyển đổi số đều có bước chuyển biến rõ nét. Thành quả của chuyển đổi số đã từng bước giúp người dân hài lòng và hạnh phúc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục