Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành giáo dục và đào tạo đạt 13%

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/11/2023 | 9:23:51 AM

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), tập trung vào việc phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học, ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập; phát triển công nghệ phục vụ giáo dục.

Giờ học công nghệ thông tin của học sinh Trường THPT huyện Văn Chấn.
Giờ học công nghệ thông tin của học sinh Trường THPT huyện Văn Chấn.

Tỉnh phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025 đạt 13%.

Để đạt mục tiêu đó, ngành giáo dục triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình công tác dạy, học tập, thi cử cho học sinh, sinh viên, giáo viên, từ đó hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đảm bảo tỷ trọng nội dung dạy học bằng hình thức trực tuyến đạt 5% ở cấp tiểu học, 10% ở cấp trung học; triển khai nền tảng lưu trữ hồ sơ số (sổ điểm, học bạ điện tử; hồ sơ sổ sách chuyên môn, các sổ sách khác...) ở các trường học. 

Cùng với đó, ngành giáo dục xây dựng, giới thiệu, nhân rộng mô hình lớp học công nghệ số; tổ chức các hoạt động hướng nghiệp giới thiệu các ngành học về công nghệ số đến học sinh khối trung học phổ thông; xây dựng, chuẩn hóa kho học liệu số tỉnh Yên Bái, triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh giúp giáo viên dành nhiều thời gian tương tác với học sinh, cải thiện chất lượng dạy học; khuyến khích triển khai hệ thống thư viện điện tử tài nguyên giáo dục mở; thí điểm triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí phục vụ học tập, tra cứu thông tin nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức, tiết kiệm chi phí in ấn. 

Ngoài ra, ngành tiếp tục quan tâm triển khai chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông, trong đó ưu tiên triển khai thí điểm ở các trường học khu vực đô thị và một số địa phương trước khi triển khai nhân rộng; đào tạo, cập nhật kiến thức về phương pháp STEM/STEAM cho đội ngũ giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống trường học, phấn đấu 80% các khoản thu trong trường học không sử dụng tiền mặt. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái kinh tế số giáo dục đào tạo chuyển đổi số không dùng tiền mặt

Các tin khác
Cán bộ Ngân hàng Agribank Lục Yên hướng dẫn người dân thị trấn Yên Thế cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử trên điện thoại thông minh.

Thời gian qua, nhờ sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc chuyển đổi số (CĐS), đạt những kết quả đáng ghi nhận trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội…

Ảnh minh họa: Thu Trang - Mekong ASEAN.

Thông tin trên được ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc An ninh mạng Viettel đưa ra tại hội thảo Định hướng đầu tư an toàn thông tin cho tương lai số, diễn ra ngày 15/11.

Các học viên huyện Yên Bình được giảng viên Trung tâm Thông tin du lịch - Cục du lịch Quốc gia Việt Nam giới thiệu chung về các sản phẩm, nền tảng số trong hoạt động du lịch.

                                                                              Ảnh: Minh Huyền

UBND huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ vừa phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

Du khách tham quan, tìm hiểu về du lịch Yên Bái thông qua Du lịch thông minh với công nghệ đi đầu trong xu hướng hình ảnh công nghệ thời đại số.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị lĩnh vực du lịch đến năm 2025 đạt 10,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục