28 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/3/2024 | 9:13:03 AM

28 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 phê duyệt Danh mục nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2024.

Theo quyết định, Danh mục gồm có 28 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2024; trong đó có: Nhóm Thủ tục Đăng ký thành lập hộ kinh doanh và Đăng ký thuế; nhóm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp; nhóm thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và cấp phiếu lý lịch tư pháp; nhóm thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Đăng ký kết hôn; thanh toán trực tuyến viện phí cho người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; nhóm thủ tục Đăng ký thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế; nhóm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu/bổ sung/tạm vắng/chuyển đi, chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; nhóm thủ tục Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp trực tuyến phí bảo vệ môi trường đối với nước thải...

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính 

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ.

Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện rà soát và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thực hiện liên thông điện tử đối với các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông; công bố, công khai thủ tục hành chính liên thông theo quy định; xây dựng hoặc hoàn thiện, tích hợp, cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đối với hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Danh mục phê duyệt.

Ngoài các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá, cấu trúc lại quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến đang được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm tuân thủ nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm; xây dựng, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mới trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, ưu tiên các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ.

Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, lồng ghép trong báo cáo triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; giám sát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ, không đạt mục tiêu, yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(Theo VTV)

Các tin khác
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, công nhận chủ trì Hội nghị.

Theo kết quả đánh giá, năm 2023, trong 28 sở, ban, ngành, địa phương được đánh giá xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số (DTI) thì có 12 sở, ban, ngành, địa phương thăng hạng; 10 sở, ban, ngành, địa phương duy trì thứ hạng; 7 sở, ban, ngành, địa phương bị tụt hạng.

Nhân viên của VNPT Yên Bái hỗ trợ người dân xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu chuyển đổi sử dụng máy điện thoại thông minh sử dụng sóng 3G/4G/5G.

Với tôn chỉ hướng tới khách hàng và quan điểm "khách hàng là những người thân yêu nhất", VNPT Yên Bái đã sẵn sàng các phương án nhằm đảm bảo quyền lợi và không ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện tắt sóng 2G mạng VinaPhone.

Việc triển khai thí điểm Trợ lý ảo sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh được tiếp cận sớm với những tiến bộ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nước và trên thế giới

Ngoài tỉnh Yên Bái, các địa phương khác sẽ thí điểm Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI) do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển gồm: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Hòa Bình.

100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn Yên Bái được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng.

Toàn tỉnh đã cấp 7.470 chữ ký số chuyên dùng công vụ, trong đó có 6.670 chữ ký số cá nhân, 800 chữ ký số tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục