Điện thoại 2G nhập lậu sẽ bị chặn hòa mạng từ hôm nay 1/3

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/3/2024 | 2:03:04 PM

Những điện thoại 2G nhập lậu, không được chứng nhận hợp quy của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không được hòa mạng mới từ 1/3/2024.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), từ hôm nay (1/3/2024), doanh nghiệp di động không cho phép nhập mạng mới các máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G Only) không thuộc danh sách các máy điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ TT&TT công bố.

Hiện tại, danh sách này bao gồm hơn 4.000 thiết bị di động 2G. Trong đó, phần lớn các mẫu máy đều là thiết bị đời cũ, được sản xuất từ lâu.

Báo cáo của Cục Viễn thông chỉ nhắc đến việc nhập mạng mới. Trong khi đó, các thiết bị hợp quy và đang hoạt động vẫn có thể tiếp tục sử dụng đến tháng 9, trước khi Việt Nam tắt sóng 2G.

Cục Viễn thông cho hay, các nhà mạng có trách nhiệm truyền thông rộng rãi việc triển khai giải pháp kiểm soát thiết bị 2G chưa hợp quy, ngăn chặn kết nối vào mạng viễn thông di động tới khách hàng của mình; đồng thời, công bố các thông tin đầu mối giải quyết khiếu nại của khách hàng.


2G là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ hai. Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja (hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj) vào năm 1991. Tại Việt Nam, mạng 2G chính thức được triển khai từ năm 1993.

Hiện tại, mạng 2G đã bị nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá là "lỗi thời" và chứa nhiều lỗ hổng. Tội phạm mạng có thể lợi dụng đặc điểm này để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn giả mạo đến thiết bị người dùng qua sóng 2G với các trạm BTS giả gây ra không ít thiệt hại đối với người dùng.

Bên cạnh đó, việc duy trì sóng 2G cũng đang chiếm "chỗ" băng tần vốn có thể được sử dụng cho việc phát triển mạng 5G, 6G. Vì vậy, yêu cầu tắt sóng mạng 2G ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo quyền lợi cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.

Trước đó, từ tháng 7/2021, điện thoại công nghệ 2G đã bị dừng nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên theo phản ánh, người dân vẫn có thể mua điện thoại công nghệ 2G nhập lậu và sử dụng.

Theo thông báo của Cục Viễn thông, đến tháng 9/2024 là hết hạn giấy phép cấp cho công nghệ 2G. Công nghệ này sẽ được quy hoạch và không được cấp phép mới.

Từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống 2G hiện có được sử dụng cho dịch vụ thoại và nhắn tin cho thuê bao sử dụng máy điện thoại 3G và máy 4G không hỗ trợ công nghệ VoLTE.

Như vậy, các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G không được sử dụng trên hệ thống 2G ở băng tần 900MHz. Từ tháng 9/2026, sẽ dừng hệ thống di động 2G và chỉ sử dụng cho 4G.

(Theo Công thương)

Các tin khác

28 nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, công nhận chủ trì Hội nghị.

Theo kết quả đánh giá, năm 2023, trong 28 sở, ban, ngành, địa phương được đánh giá xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số (DTI) thì có 12 sở, ban, ngành, địa phương thăng hạng; 10 sở, ban, ngành, địa phương duy trì thứ hạng; 7 sở, ban, ngành, địa phương bị tụt hạng.

Nhân viên của VNPT Yên Bái hỗ trợ người dân xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu chuyển đổi sử dụng máy điện thoại thông minh sử dụng sóng 3G/4G/5G.

Với tôn chỉ hướng tới khách hàng và quan điểm "khách hàng là những người thân yêu nhất", VNPT Yên Bái đã sẵn sàng các phương án nhằm đảm bảo quyền lợi và không ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện tắt sóng 2G mạng VinaPhone.

Việc triển khai thí điểm Trợ lý ảo sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh được tiếp cận sớm với những tiến bộ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nước và trên thế giới

Ngoài tỉnh Yên Bái, các địa phương khác sẽ thí điểm Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI) do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển gồm: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục