Gần 60% người Việt dùng mạng xã hội nghiên cứu sản phẩm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/3/2024 | 8:08:14 AM

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Theo báo cáo cuối tháng 2/2024 của DoubleVerify (NYSE: DV) - nền tảng đo lường dữ liệu và phân tích truyền thông kỹ thuật số chia sẻ thông tin về ngành quảng cáo và chất lượng truyền thông tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có gần 70% người tiêu dùng tại Đông Nam Á dành nhiều thời gian hơn mỗi ngày để xem các nội dung trực tuyến. Đây là cơ hội để các thương hiệu, nhãn hàng tiếp cận khách hàng.

Nền kinh tế chú ý (attention economy) cũng đang nổi lên tại khu vực, trong đó 70% người tiêu dùng tại Đông Nam Á dành nhiều thời gian hơn mỗi ngày để xem các nội dung trực tuyến. Các sàn thương mại điện tử như: Grab, Lazada và Websosanh ngày càng trở nên phổ biến với vai trò như là những kênh khám phá, thậm chí qua mặt mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Google.

Các nhà làm tiếp thị đang hưởng ứng mô hình truyền thông bán lẻ, với 99% nhà tiếp thị tại châu Á - Thái Bình Dương có kế hoạch gia tăng chi phí dành cho truyền thông bán lẻ trong 12 tháng tới. Theo DoubleVerify, trong bối cảnh truyền thông phân tán, các thương hiệu nên có sự đo lường hiệu quả toàn diện trong những sự kiện trọng điểm của bán lẻ như: Tết, Black Friday và những dịp lễ hội phù hợp ngành hàng.

Việt Nam là thị trường quảng cáo tăng trưởng nhanh thứ 3 tại Đông Nam Á, được Statista dự báo đạt quy mô 2,6 tỉ USD trong năm 2024, tăng 6% so với năm ngoái. Statista cũng dự báo 60% chi tiêu cho quảng cáo sẽ dành cho quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2028. Trong bối cảnh tăng trưởng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại khu vực ngày càng sôi động, gian lận và các vi phạm liên quan đến hiển thị hoặc mức độ phù hợp của nhãn hiệu cũng tăng theo.

(Theo Công lý)

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục