Yên Bái ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tư pháp

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/4/2025 | 8:55:18 AM

YênBái - Thời gian qua, Sở Tư pháp đã triển khai ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC). Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi, giúp các cơ quan Nhà nước giảm thiểu áp lực, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện và khoa học hơn.

Hiện, 100% cán bộ, công chức Sở Tư pháp có tài khoản trợ lý ảo hỗ trợ và sử dụng nền tảng trong công tác hỗ trợ chuyên môn.
Hiện, 100% cán bộ, công chức Sở Tư pháp có tài khoản trợ lý ảo hỗ trợ và sử dụng nền tảng trong công tác hỗ trợ chuyên môn.


Nêu cao tinh thần, phát huy sự sáng tạo của công chức, viên chức thực hiện các nhiệm vụ CĐS năm 2024, ngành Tư pháp Yên Bái đã kiện toàn Ban Chỉ đạo và Câu lạc bộ CĐS của ngành. Sở cũng đã cử công chức, viên chức tham gia khóa bồi dưỡng trực tuyến CĐS; tập huấn triển khai ứng dụng các nền tảng số: nền tảng lưu chiểu, nền tảng Trợ lý ảo dành cho cán bộ, công chức tỉnh Yên Bái, triển khai Đề án 06; nâng cao nhận thức về CĐS do Bộ Nội vụ tổ chức...

Đến nay, 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của Sở Tư pháp và của ngành được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% cán bộ, công chức, viên chức có tài khoản trợ lý ảo hỗ trợ và sử dụng nền tảng trong công tác hỗ trợ chuyên môn; 100% các văn bản được ký số bởi chữ ký số lãnh đạo được gửi đi trên môi trường mạng (trừ văn bản mật; một số văn bản đặc thù của ngành vẫn duy trì song song hai hình thức gửi)… 

Anh Lê Văn Hiệp - công chức tư pháp xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên cho biết: "Mỗi công chức tư pháp luôn nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin để thực hiện tốt việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định giải quyết TTHC của địa phương, góp phần phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, giúp người dân thấy rõ lợi ích của CĐS trong việc giải quyết nhanh gọn các TTHC”. 

Năm 2024, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 3.914 hồ sơ thực hiện trực tuyến; 3.905 hồ sơ yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Từ ngày 26/9/2024, tỉnh Yên Bái là một trong nhóm 28 tỉnh hoàn thành quy trình kiểm thử trên môi trường Devtest. Ngày 27/9/2024, Sở cũng đã có văn bản gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp để được đánh giá an toàn an ninh và hướng dẫn triển khai thực hiện các bước tiếp theo nhằm đảm bảo thời gian theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện, Sở đang thực hiện 125 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Trong đó, 13 dịch vụ công toàn trình, 10 dịch vụ công một phần. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi; nhận được kết quả giải quyết TTHC qua đường bưu điện, email, giảm chi phí đi lại. Đặc biệt, được giảm lệ phí TTHC (nếu có) khi nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định tại Nghị quyết số 51 của HĐND tỉnh; giúp cơ quan Nhà nước giảm thiểu áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện và khoa học hơn.

Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: "Xác định việc thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các dịch vụ công trực tuyến toàn trình là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tập trung đổi mới phương thức làm việc theo hướng hiện đại, tăng cường sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm, phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX giai đoạn 2021 - 2025 và trong các chương trình, kế hoạch CĐS của tỉnh”.

Sở cũng ban hành, triển khai đầy đủ, kịp thời hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện công tác CĐS. Đồng thời, Sở cũng đề xuất với tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ công tác chuyên môn; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục triển khai kho dữ liệu TTHC tích hợp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, số hóa toàn bộ hồ sơ của người dân, doanh nghiệp để người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin một lần cho cơ quan Nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Minh Huyền

Tags Yên Bái chuyển đổi số tư pháp

Các tin khác
Lãnh đạo Công an tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ ký kết bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.

Đối với lĩnh vực an toàn thông tin mạng, trước đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với những nguy cơ ngày càng gia tăng từ tội phạm công nghệ cao, việc chuyển giao nhiệm vụ này sang Công an tỉnh đã được thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác bảo vệ an ninh mạng trên địa bàn tỉnh. Đây là bước đi quan trọng, giúp nâng cao năng lực quản lý, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Người dân đến giải quyết TTHC tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

UBND huyện Mù Cang Chải vừa ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 31/3/2025 triển khai thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 28/02/2025 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ và Kế hoạch 219-KH/TU ngày 17/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Chuyển phát hàng hoá.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.

Cán bộ phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Những năm gần đây, Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, triển khai hiệu quả các nghị quyết đề ra, trong đó, đặc biệt chú trọng vào phát triển kinh tế, chuyển đổi số (CĐS) và giảm nghèo bền vững. Những nỗ lực này đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục