Những “cửa hàng số” của nông dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/5/2025 | 7:11:39 AM

YênBái - Chuyển đổi số (CĐS) đã từng bước thâm nhập vào đời sống của người nông dân Yên Bái bằng những cách giản dị mà hiệu quả. Từ phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử đến sử dụng điện thoại thông minh để cập nhật giá cả, kết nối thị trường; người nông dân đang từng bước chủ động, sáng tạo làm chủ công nghệ số.

Mỗi bài đăng trên mạng xã hội giúp chị Lường Thị Hoàn ở thôn Bản Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tiếp cận nhiều khách hàng trên cả nước.
Mỗi bài đăng trên mạng xã hội giúp chị Lường Thị Hoàn ở thôn Bản Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tiếp cận nhiều khách hàng trên cả nước.


Chị Lường Thị Hoàn ở thôn Bản Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Gia đình tôi cùng 2 hộ dân khác trong Hợp tác xã Du lịch Mường Lò chuyên sản xuất các sản phẩm thịt trâu, thịt lợn sấy, lạp sườn. Các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao. Ngày trước, người nông dân chúng tôi làm ra sản phẩm gì muốn bán cứ phải ngồi chợ, nắng mưa đi lại rất vất vả mà hàng vẫn không bán được nhiều. Giờ đây, mỗi lần làm ra một mẻ thịt mới, tôi chỉ cần mở điện thoại, phát trực tiếp hoặc đăng bài trên mạng xã hội Facebook, TikTok là đã có người đặt hàng. Lợi thế của mạng xã hội là tôi có thể phát trực tiếp các quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thêm vào đó, có chứng nhận OCOP nên nhận được rất nhiều sự tin tưởng, ủng hộ từ khách hàng. Nhờ mạng xã hội, năm ngoái, gia đình tôi bán hơn 2 tấn thịt sấy, lạp sườn”. 

Chị Hoàn là một trong số hàng trăm nông dân trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận và tận dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nhờ sự hỗ trợ từ Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, chị được hướng dẫn cách quay video, giới thiệu sản phẩm, nhận đơn hàng, tương tác với khách, đặc biệt là kết nối với các đơn vị vận chuyển để giao hàng tới tận tay người tiêu dùng. Không dừng lại ở mạng xã hội, nhiều hộ nông dân ở Yên Bái đã bắt đầu mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn, Voso.vn, Shopee… Đến nay, 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh có đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử và có phát sinh giao dịch, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Có thể thấy, không máy tính, không văn phòng, "cửa hàng số” của nông dân Yên Bái chính là chiếc điện thoại thông minh. Với họ, mỗi bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội là một lần quảng bá, mỗi lần trả lời tin nhắn là một cơ hội giữ chân khách hàng. Những buổi họp, sinh hoạt cộng đồng của nông dân giờ đây còn là nơi chia sẻ kinh nghiệm "lên sàn”, cùng nhau học cách quay video, chọn nhạc nền, viết mô tả hấp dẫn… Những thay đổi này không chỉ đến từ sự năng động của người dân mà còn nhờ vào sự đồng hành sát sao của chính quyền các cấp và các hội, đoàn thể. 

Anh Nguyễn Đức Việt ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn cho biết: "Mỗi lần hội họp được gặp mọi người, nhất là những người đã thành công trong việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử là một lần tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích để sản phẩm chè của gia đình thu hút khách hàng hơn. Hơn thế nữa, mỗi khi gặp khó khăn, tôi lại nhờ đến sự giúp đỡ của tổ CĐS cộng đồng. Nhờ đó, tôi dần học được cách hình thành tư duy sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, học cách xây dựng thương hiệu, làm chủ dữ liệu, quản lý tồn kho, đơn hàng, phản hồi khách hàng”. 

Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa toàn tỉnh có tổ CĐS cộng đồng, đóng vai trò như "trợ lý số” của người dân. Tại mỗi địa phương, các tổ này phụ trách hướng dẫn bà con kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, cài đặt ứng dụng, tra cứu thông tin, đặc biệt là cách sử dụng các nền tảng bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã cũng đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, kết nối tiêu thụ. Nhiều hợp tác xã đã ký kết tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng điện tử, tiết kiệm chi phí và thời gian cho nông dân. 

Tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng CĐS trong nông nghiệp ở Yên Bái vẫn đối mặt không ít rào cản. Hạ tầng mạng chưa đồng đều, trình độ tiếp cận công nghệ ở một số nơi vẫn còn chậm. Vì vậy, thời gian tới, để tiến trình CĐS trong nông dân Yên Bái thực sự bền vững, toàn diện, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp, sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao vai trò chủ thể của người nông dân trong tiếp cận, ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn đời sống, lao động, sản xuất.

Đến hết năm 2025, Yên Bái phấn đấu có từ 30% trở lên hội viên nông dân biết sử dụng nền tảng số AI phục vụ công việc, sản xuất và cuộc sống; xây dựng tối thiểu 10 mô hình hộ nông dân tiêu biểu ứng dụng công nghệ số phát triển kinh tế hộ gia đình.

Lê Thương

Tags Yên Bái chuyển đổi số mạng xã hội công nghệ số chứng nhận OCOP

Các tin khác
Đồng chí Trần Thị Vân Nga - Bí thư Huyện đoàn Trấn Yên (người thứ 2, phải sang) phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID.

Với tinh thần năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với khoa học - công nghệ, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) được kỳ vọng là những người tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số (CĐS), góp phần kiến tạo tương lai trên mọi lĩnh vực. Tại huyện Trấn Yên, tuổi trẻ địa phương đã và đang phát huy vai trò xung kích, đi đầu trong thúc đẩy quá trình CĐS.

Quang cảnh buổi tập huấn nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo AI và ứng dụng trong công việc của Công ty Điện lực Yên Bái.

Công ty Điện lực Yên Bái (PC Yên Bái) vừa phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc” cho gần 400 cán bộ, kỹ sư, nhân viên đến từ nhiều bộ phận trong toàn Công ty.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần vận dụng tinh thần

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” phải diễn ra với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa.

Hình thức Livestream bán hàng được nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh áp dụng đạt hiệu quả tốt.

Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột và là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh Yên Bái. Là tỉnh miền núi với nhiều khó khăn, Yên Bái đã xác định để xây dựng nền kinh tế số cần xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về lộ trình và thực hiện chuyển đổi sang kinh tế số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục