Phát hiện ung thư bằng que thử

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2014 | 2:03:49 PM

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa thông báo đã tạo được bước đột phá khi phát triển một phương pháp phát hiện ung thư đơn giản, rẻ tiền và có thể đưa ra kết quả trong vòng vài phút qua xét nghiệm với que thử bằng giấy.

Kết quả  nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học Mỹ cho biết phương pháp chẩn  đoán dựa trên mẫu nước tiểu này có cơ chế hoạt động giống như của que thử thai.

Theo các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), phương pháp này bao gồm việc sử dụng công nghệ khuếch đại tín hiệu từ các protein ung thư khó phát hiện bằng cách tiêm một loại hạt đặc biệt siêu nhỏ vào cơ thể người cần chuẩn đoán. Các hạt siêu nhỏ được bao phủ bằng các peptide (chứa các axid amin liên kết) này có thể tương tác với các protein ung thư được gọi là protease (các enzim có chức năng phá hủy protein qua quá trình thủy phân). Trong cơ thể bệnh nhân, các hạt này tụ tập tại các khối u, nơi mà các protease tách peptide - các chỉ dấu sinh học - khỏi các hạt, các peptide sau đó được đưa đến thận và bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu.

Các chỉ dấu sinh học này sau đó có thể dễ dàng được phát hiện bằng cách sử dụng công nghệ tương tự với công nghệ thử thai. Các nhà khoa học cho biết đã có thể xác định chính xác khối u đại tràng, cũng như các cục máu đông trong các thử nghiệm trên chuột.

Với phương pháp này, đầu tiên bệnh nhân sẽ được tiêm các hạt, sau đó đi tiểu vào que thử bằng giấy. Tuy nhiên, để giúp việc xét nghiệm thuận tiện hơn, các nhà nghiên cứu đang tìm một loại hạt có thể được cấy dưới da để theo dõi lâu dài.

Sangeeta Bhatia, giảng viên MIT và là tác giả chính của công trình nghiên cứu, khẳng định những thử nghiệm này là bước đầu tiên hướng tới một phương pháp chẩn đoán hữu dụng với con người trong tương lai không xa.

Bà Bhatia cho biết để chứng minh hiệu quả của phương pháp này, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm với các bệnh nhân đã được chuẩn đoán mắc ung thư. Trước hết, công nghệ này có khả năng sẽ được áp dụng cho nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người từng bị ung thư hoặc có thành viên gia đình mắc căn bệnh này.

Nhà khoa học người gốc Ấn Độ bày tỏ hy vọng phương pháp này sẽ được sử dụng để phát hiện ung thư sớm ở các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh trong những năm gần đây.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác

Ngày 24-2, Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) chính thức công bố việc thu nhận và xử lý thành công ảnh chụp từ vệ tinh viễn thám đầu tiên của VN là VNREDSAT1.

Một vài trang trong cuốn sách kỳ bí có niên đại 600 năm tuổi.

Trong suốt nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đã “cố gắng trong vô vọng” để có thể giải mã những đoạn văn bản cổ được viết bằng một hệ chữ viết tay kỳ lạ mà người ta chưa từng thấy...

Máy siêu âm 4 chiều tại Trung tâm.

Ngày 24/2, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khai trương Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh được đặt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với tổng trị giá đầu tư là 74 tỷ đồng.

Các vaccine ngừa sởi đang sử dụng tại nước ta theo nghiên cứu, thử nghiệm đều có khả năng phòng ngừa chéo cho các loại chủng bệnh sởi dù là H1 hay D8...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục