Phát hiện loài rắn cực độc mới ở Việt Nam
- Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2014 | 2:23:52 PM
Ba nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Động vật Saint-Peterburg, CHLB Nga đã phát hiện và công bố một loài rắn độc mới tại Việt Nam.
Loài rắn độc mới được phát hiện.
|
Mẫu vật của loài mới được nhóm nghiên cứu thu tại Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc, địa điểm thu mẫu có độ cao từ 800 – 1800 mét.
Dựa trên các bằng chứng so sánh về hình thái và cấu trúc bộ xương với loài rắn khác trong cùng giống đã ghi nhận ở Việt Nam và Trung Quốc trước đây, các nhà khoa học đã xác định đây là loại rắn mới. Loài rắn mới được đặt theo tên nhà động vật học người Nga - Vladimir Kharin, nhằm vinh danh những đóng góp lớn của ông trong việc nghiên cứu về các loài bò sát và cá ở châu Á.
Rắn lục đầu bạc kha-rin Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng là: Đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể khoảng 759-980 mm, vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn, 183 -199 hàng vẩy bụng, 186-201 đốt sống thân, 46 -51 đốt sống đuôi.
Loài rắn độc mới được công bố trên tạp chí Russian Journal of Herpetology tập 20, số 2 năm 2013.
Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ 2 thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam cho đến hiện tại. Việc phát hiện mới này cho thấy khu hệ rắn Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
(Theo VTC)
Các tin khác
Theo NBC News, Eric Chen (17 tuổi) đã xuất sắc giành giải thưởng Hội chợ khoa học Intel lần thứ nhất với dự án nghiên cứu thuốc mới chống cúm. Số tiền thưởng Eric Chen nhận được lên đến 100.000 USD. Tổng giá trị giải thưởng lần này là 630.000 USD.
Bộ phận đổ bộ của tàu liên hợp TMA-10M mang theo các nhà du hành vũ trụ Nga-Mỹ đã đáp an toàn xuống một địa điểm ở khu vực thảo nguyên, cách thành phố Dzhezkazgan của Kazakhstan 147km về phía Đông Nam trong sáng 11/3.
Một lá thư có niên đại 1.800 năm tuổi, của một người lính sống ở thời La Mã cổ đại, đã được tìm thấy từ cách đây một thế kỷ. Các nhà nghiên cứu từ đó đã luôn cố gắng giải mã bức thư nhưng mãi tới hôm nay, nỗ lực này mới thành công.
Mới đây, các nhà khoa học Pháp cho biết vừa phát hiện một loài virus “khổng lồ” đã hồi sinh sau gần 30.000 năm bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia - nơi nhiệt độ trung bình năm là -13,4 độ C.