​Bảng tuần hoàn hóa học thêm 4 nguyên tố

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2016 | 2:34:16 PM

Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia mới đây đã thêm 4 nguyên tố siêu nặng vào cuối bảng tuần hoàn, hoàn thành chu kỳ hàng thứ 7 trong bảng.

Hình ảnh đồ họa mô phỏng nguyên tố 11.
Hình ảnh đồ họa mô phỏng nguyên tố 11.

Theo Extreme Tech, nhóm các nhà khoa học, bao gồm các đại diện Mỹ đến từ phòng thí nghiệm Oak Ridge và phòng thí nghiệm Lawrence Livermore và nhóm từ Nga thuộc Viện nghiên cứu nguyên tử Dubna cùng các nhà nghiên cứu Nhật Bản, đã tách 4 nguyên tố siêu nặng mới, đưa vào bảng tuần hoàn.

Kể từ khi Liên minh quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) và các nhà nghiên cứu tìm ra các nguyên tố mới, họ đã tìm cách đặt tên cho các nguyên tố vốn được đánh số 113, 115, 117 và 118.

Các nguyên tố mới và thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau: nguyên tố 113 có tên tạm là ununtrium và ký hiệu là Uut. Các nguyên tố 115, 117, 118 có tên tạm lần lượt là ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo).

Theo NPR, các nguyên tố này sẽ sớm có tên chính thức sau khi các nhà khoa học phát hiện ra chúng được mời đặt tên.

Việc thêm 4 nguyên tố mới này diễn ra sau gần 5 năm khi nguyên tố 114 là flerovium (Fl) và nguyên tố 116 là livermorium (Lv) được thêm vào bảng tuần hoàn.

Nguyên tố siêu nặng được định nghĩa là nguyên tố hóa học có số nguyên tử bằng hoặc lớn hơn 110. Nguyên tố 118 kể trên được coi là nặng nhất hiện nay.

Theo Los Angeles Times, các nguyên tố siêu nặng cũng cực kỳ bất ổn định. Chúng chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của 1 giây trước khi bắt đầu phân rã.

Các nhà khoa học chưa bao giờ quan sát các nguyên tố này một cách trực tiếp. Thay vào đó, họ biết về sự tồn tại ngắn ngủi của chúng thông qua việc đánh giá các kết quả để lại sau phân rã.

(Theo TTO)

Các tin khác

YBĐT - Kết luận ban đầu về 2 khối kim loại hình cầu rơi tại Yên Bái không phải là "vật thể lạ". >>Một "vật thể lạ" rơi ở vườn nhà dân thôn 1, xã Tân Đồng (Trấn Yên)

Ảnh minh họa.

Thế giới có thể sẽ phải chứng kiến hiện tượng El Nino mạnh nhất trong năm 2016 gây ra những hậu quả nặng nề như năm 1998.

Kiểm tra Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020  của Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái nhận định: có nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật có xu hướng tránh những nghiên cứu có tính mới, tính sáng tạo; chỉ lựa chọn những vấn đề đơn giản, hàm lượng khoa học thấp, ít mạo hiểm, ít rủi ro...

Những sản phẩm này có nguy cơ gây độc hại tới an toàn và sức khỏe của trẻ em.

YBĐT – Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái vừa có văn bản về việc cảnh báo miếng dán độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc và khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng những sản phẩm này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục