Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển về vi mạch bán dẫn

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/1/2016 | 2:52:13 PM

Sáng 19/1, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC - thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác với Quỹ Khoa học - Công nghệ Nagano (Nhật Bản) về phát triển ngành công nghiệp vi mạch.

Phòng nghiên cứu, thiết kế vi mạch tại ICDREC, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng nghiên cứu, thiết kế vi mạch tại ICDREC, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, hai bên sẽ tập trung trao đổi, hợp tác trong các nội dung chính như cùng tham gia vào thiết kế, chế tạo, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch; tham gia vào các hoạt động kinh doanh chung của nhau; trao đổi thông tin và các tài liệu khoa học liên quan trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn…

Việc ký kết này được xem là cột mốc đánh dấu sự lan tỏa của Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh đến với thị trường thế giới, là cơ hội để mở rộng hợp tác của ngành công nghiệp vi mạch điện tử Việt Nam với quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, một quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Theo ông Lê Thái Hỷ, Phó trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam là quốc gia bước vào lĩnh vực vi mạch chậm so với thế giới, nên có những khó khăn nhất định. Hiện cả nước mới chỉ Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có Chương trình phát triển vi mạch, với ICDREC là đơn vị chủ chốt. Do vậy, việc hợp tác quốc tế được xem là nội dung quan trọng, tiên quyết để phát triển ngành này ở Việt Nam.

Sau khi tham gia Hội chợ triển lãm về vi mạch và công nghiệp phụ trợ SEMICON Japan 2015 tại Nhật Bản, ICDREC đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đối tác Nhật Bản.

Việc ký kết giữa ICDREC và Quỹ Khoa học - Công nghệ Nagano lần này được xem là bước tiến quan trọng về hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bà Camilla Mellander – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Ngày 18-1, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển và Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức Lễ công bố Cuộc thi quốc gia Sáng kiến thông minh về Nước 2016 dành cho đối tượng là sinh viên các trường đại học ở Việt Nam.

Hệ thống cột phong điện tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Việt Nam nỗ lực xây dựng nền kinh tế carbon thấp theo hướng tăng trưởng xanh.

Đây là thông tin được Giáo sư, tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết tại hội thảo khoa học về điều phối ghép tạng, diễn ra ngày 12-1 tại Hà Nội.

Hình ảnh đồ họa mô phỏng nguyên tố 11.

Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia mới đây đã thêm 4 nguyên tố siêu nặng vào cuối bảng tuần hoàn, hoàn thành chu kỳ hàng thứ 7 trong bảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục