​Pháp phủ pin mặt trời trên mặt đường

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/1/2016 | 2:27:08 PM

Những người ủng hộ năng lượng sạch đang tìm các giải pháp sáng tạo cho năng lượng mặt trời. Tại Pháp, người ta đang thử nghiệm ngay trên mặt đường giao thông.

Đoạn đường thử nghiệm lắp pin mặt trời của Hãng Colas.
Đoạn đường thử nghiệm lắp pin mặt trời của Hãng Colas.

Một số nước chọn cách khai thác mặt hồ rộng rãi để lắp tấm pin năng lượng.

Bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Ségolène Royal vừa thông báo trong 5 năm tới, 1.000km mặt đường giao thông tại nước này sẽ được phủ những tấm pin mặt trời nhỏ kích cỡ 15cm (tương tự kích cỡ những viên đá lót đường sẵn có).

Riêng trong năm 2016, Pháp sẽ bắt đầu thử nghiệm các tế bào quang điện trên một số con đường, nữ bộ trưởng cho hay. Đợt thử nghiệm đầu tiên dự kiến diễn ra vào mùa xuân.

Đây là dự án phối hợp của Công ty Colas và Viện Năng lượng mặt trời quốc gia, phải cân nhắc để làm thế nào tấm pin mỏng có thể vừa chịu lực tác động liên tục từ các xe tải hạng nặng, vừa không gây trơn trượt cho người tham gia giao thông.

Họ đã thử nghiệm thành công ở quy mô nhỏ với mức độ chịu lực đến 1 triệu xe, tức 20 năm vận hành của mặt đường bình thường.

Theo Bộ trưởng Royal, chi phí cho dự án khoảng 30 triệu euro. Dĩ nhiên lợi ích của nó cũng đáng kể, không chỉ về ý nghĩa chống biến đổi khí hậu.

Theo France Info, mỗi kilômet đường giao thông được lắp pin mặt trời có thể cung cấp đủ năng lượng để thắp sáng cho một thành phố với 5.000 dân.

(Theo TTO)

Các tin khác
GS. TS Nguyễn Việt Tiến - người trực tiếp mổ trao em bé mới chào đời cho người mẹ.

Như tin đã đưa, đúng 7h sáng nay (22/1), Giáo sư (GS) Nguyễn Viết Tiến đã thực hiện ca mổ sinh cho sản phụ đầu tiên mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Ngày 21-1, tiến sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết, ca mang thai hộ đầu tiên ở Việt Nam sẽ được Bệnh viện mổ bắt con vào sáng 22-1.

Các nhà khoa học cho rằng, sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời là hoàn toàn có khả năng.

Hiện các nhà khoa học đang tìm kiếm bằng chứng xác thực hơn để chứng minh sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời.

Phòng nghiên cứu, thiết kế vi mạch tại ICDREC, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 19/1, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC - thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác với Quỹ Khoa học - Công nghệ Nagano (Nhật Bản) về phát triển ngành công nghiệp vi mạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục