Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ: Thành công mô hình nhân giống, thâm canh chuối tiêu hồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/1/2016 | 3:25:43 PM

YBĐT - Năm 2013,Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (ƯDTBKH&CN) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại huyện xã Minh Bảo, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ và xã Đông An, huyện Văn Yên. Sau hơn 2 năm triển khai dự án đã thu được kết quả khả quan.

Mô hình trồng, thâm canh chuối tiêu hồng tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.
Mô hình trồng, thâm canh chuối tiêu hồng tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.

Dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái” là dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 do Trung tâm ƯDTBKH&CN tỉnh chủ trì thực hiện. Mục tiêu của dự án là ứng dụng KH&CN xây dựng được mô hình nhân giống bằng công nghệ tế bào và trồng thâm canh chuối tiêu hồng. Tiếp nhận và ứng dụng thành công được 3 quy trình công nghệ để triển khai xây dựng mô hình. Đồng thời, đào tạo được các kỹ thuật viên cơ sở làm chủ công nghệ sản xuất chuối tiêu hồng (nhân giống, nuôi trồng, bảo quản)… Xây dựng thành công 10 ha thâm canh chuối tiêu hồng áp dụng kỹ thuật cao”.

Ngay sau khi ký kết hợp đồng triển khai thực hiện dự án, Trung tâm ƯDTBKH&CN tỉnh đã ra Quyết định số 01/QĐ-TTƯDTBKH&CN ngày 04/10/2013 thành lập Ban Quản lý dự án phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và chỉ đạo các kỹ thuật viên triển khai thực hiện các mô hình trên cơ sở kế hoạch từng năm; định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra, họp rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành dự án. Ban Quản lý Dự án đã mua sắm máy móc, thiết bị gồm: máy đo độ PH; máy phun thuốc; cân phân tích; đèn gas nuôi cấy mô; tủ an toàn sinh học; quạt tuần hoàn nhiệt… đảm bảo điều kiện để nuôi cấy.

Sau khi tiếp nhận, nắm bắt được các quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật do Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương chuyển giao, Trung tâm đã tiến hành nhân giống chuối tiêu hồng từ bình giống nhập tại Viện và nhân chuyển từ tháng 6 năm 2014. Kỹ sư Đặng Thị Hồng Hiệp - Chủ nhiệm Dự án cho biết: “Trong quá trình nhân chuyển tại Phòng Nuôi cấy mô của Trung tâm, chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu về số lượng bình mẫu đạt chuẩn, cây ra rễ, tỷ lệ nhiễm nấm, khuẩn… và đã thu được kết quả: từ 200 bình giống gốc, nhân chuyển 6 lần trong phòng thí nghiệm, mỗi lần cách nhau một tháng.

Kết quả nhân chuyển đã tạo được 17.270 bình ra rễ, mỗi bình ra rễ có từ 8 - 10 chồi, tỷ lệ nhiễm nấm, khuẩn giảm dần từ 8 - 4,9%. Tỷ lệ ra rễ đạt 93% thu được 142.870 cây hoàn chỉnh (chiều cao thân cây 4 - 5 cm, trọng lượng tươi trên 1gr, đường kính thân ở vị trí cổ rễ là 2 - 3 mm, lá dài 4,5 - 6 cm, có từ 4 - 6 sợi rễ mảnh dài 5 - 7 cm) tiến hành ra vườn ươm.

Kết quả ra ngôi và chăm sóc cây ngoài vườn ươm cho thấy: tỷ lệ sống của cây chuối tiêu hồng sau khi ra ngôi và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn đều đạt trên 90%”. Từ kết quả này, Trung tâm đã xuất 5.500 cây giống  cho 2 ha mô hình ở xã Đông An (Văn Yên) theo chương trình dự án; hỗ trợ cho các đơn vị trồng thử nghiệm với số lượng 78.000 cây; hỗ trợ xây dựng các mô hình tập huấn thuộc nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm 4.650 cây và xuất bán được 27.000 cây.

Sau 2 năm thực hiện Dự án, từ tháng 6/2013 - 5/2015, Trung tâm đã tiếp nhận được 3 quy trình công nghệ (quy trình công nghệ sản xuất giống chuối bằng nuôi cấy mô tế bào; quy trình công nghệ thâm canh chuối tiêu hồng và quy trình công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch); đào tạo được 3 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững các quy trình công nghệ về sản xuất giống chuối, vận hành các thiết bị máy móc, chăm sóc gieo trồng, bảo quản chuối; tập huấn cho 150 lượt nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản chuối tiêu hồng trên địa bàn thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ; sản xuất nhân giống được 130.400 cây chuối con bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào đạt tiêu chuẩn xuất vườn; xây dựng được 10 ha thâm canh chuối tiêu hồng tại xã Minh Bảo và xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ và xã Đông An (Văn Yên). 2 ha thâm canh trong điều kiện có tưới, năng suất trung bình đạt 40,79 tấn/ha; 8 ha thâm canh trong điều kiện không tưới, năng suất trung bình đạt 30,7 tấn/ha. Tổng sản lượng chuối của 10 ha mô hình đạt 277,5 tấn, hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh có tưới đạt trên 64 triệu đồng/ha, mô hình thâm canh không có tưới đạt trên 18 triệu đồng/ha…

Cuối tháng 12/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước đánh giá nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái”. Kết quả, Dự án được Hội đồng nghiệm thu đạt loại khá.

Cao Chính

Các tin khác
Đoạn đường thử nghiệm lắp pin mặt trời của Hãng Colas.

Những người ủng hộ năng lượng sạch đang tìm các giải pháp sáng tạo cho năng lượng mặt trời. Tại Pháp, người ta đang thử nghiệm ngay trên mặt đường giao thông.

GS. TS Nguyễn Việt Tiến - người trực tiếp mổ trao em bé mới chào đời cho người mẹ.

Như tin đã đưa, đúng 7h sáng nay (22/1), Giáo sư (GS) Nguyễn Viết Tiến đã thực hiện ca mổ sinh cho sản phụ đầu tiên mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Ngày 21-1, tiến sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết, ca mang thai hộ đầu tiên ở Việt Nam sẽ được Bệnh viện mổ bắt con vào sáng 22-1.

Các nhà khoa học cho rằng, sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời là hoàn toàn có khả năng.

Hiện các nhà khoa học đang tìm kiếm bằng chứng xác thực hơn để chứng minh sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục