Xuất hiện chủng virus giúp điều trị mụn trứng cá

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2016 | 12:12:14 PM

Các nhà khoa học tại Mỹ bước đầu tiến hành thành công thí nghiệm về chủng virus thực khuẩn giúp tiêu diệt hoàn toàn mụn trứng cá ở mọi lứa tuổi. Kết quả này được đăng trên tạp chí mBio của Hiệp hội Vi sinh vật Mỹ vào tháng 9 năm 2015.

Chủng virus thực khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá
Chủng virus thực khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá

Chủng virus thực khuẩn ngăn chặn sự phát triển của P.acnes

Propionibacterium acnes (P.acnes) là một loại trực khuẩn có tính đa dạng và kỵ khí, hiện diện rất nhiều trên da. Sự bít tắc cổ nang lông đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes sinh sôi, phát triển. Các vi khuẩn này sẽ chuyển hóa các acid béo tự do có trong tế bào chết, chất nhờn bị tích tụ làm viêm tấy nang lông và cổ nang lông, tạo nên mụn trứng cá. Từ trước đến nay, việc điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh đã được sử dụng, song trong quá trình này lại phát sinh hiện tượng kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.  

Trước thực tế đó, Hatfull với các đồng nghiệp của ông tại Đại học Pittsburgh và Đại học California, Los Angeles (Mỹ) đã tiến hành phân lập, nghiên cứu bộ gene của 11 chủng virus, sau đó chế tạo thành một chủng virus mới gọi là thể thực khuẩn mang tên endolysin. Đây chính xác là một loại enzyme chuyên phá vỡ các thành tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Với nghiên cứu này, các nhà khoa học mở ra 2 hướng ứng dụng, đầu tiên là khả năng sử dụng thể thực khuẩn tác động trực tiếp vào vùng da bị mụn trứng cá. Tiếp theo đó, nghiên cứu và chế tạo thuốc từ các thành phần có trong thể thực khuẩn cho người bệnh. Chia sẻ về thành công này, tiến sĩ Hatfull nhấn mạnh: "Nghiên cứu đã mở đường cho các phương pháp điều trị mụn trứng cá một cách đơn giản, hiệu quả cao và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, thể thực khuẩn này còn giúp bệnh nhân điều trị các bệnh về nhiễm trùng, dị ứng, ghẻ lở, hắc lào...".

Sử dụng kháng sinh tự nhiên cũng là cách hay giúp trị mụn trứng cá

Có thể thấy, dưới con mắt đánh giá của giới y học, nghiên cứu trên được cho là bước đột phá trong điều trị mụn trứng cá. Bởi so với các cách điều trị truyền thống bằng kháng sinh trước kia, phương pháp này khắc phục được tình trạng vốn đã biến thể, nhờn thuốc của chủng vi khuẩn gây mụn trứng cá.

Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp trên chưa thật sự phổ biến, bởi mức độ phức tạp của quá trình chế tạo chủng virus thực khuẩn. Vì vậy trước mắt, người bệnh vẫn nên lựa chọn các biện pháp trị mụn hiệu quả, an toàn được áp dụng rộng rãi hiện nay như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ da sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm kem thảo dược trị mụn an toàn, uy tín… 

Tại Việt Nam, trong nhiều cách trị mụn trứng cá thì phương pháp sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hơn cả. Đặc biệt như sản phẩm thảo dược có thành phần chính là dịch chiết neem (cây sầu đâu, xoan Ấn Độ), kết hợp với lô hội, ba chạc, sài đất... giúp làm sạch da, ức chế vi khuẩn gây mụn trứng cá – P.acnes. Bên cạnh đó, sản phẩm kem trị mụn chứa các thảo dược này còn giúp làm mềm da, kiểm soát chất nhờn, làm mờ vết thâm do mụn để lại; đồng thời, ngăn chặn sự tái phát của mụn, đem lại làn da mịn màng, láng mịn và lấy lại sự tự tin cho nhiều người.

Đồng hành với mong muốn có được làn da sáng khỏe, sạch mụn trứng cá của các bạn trẻ, y học luôn nỗ lực tìm ra những phương pháp mới để giúp việc chăm sóc sắc đẹp trở nên dễ dàng hơn. Điển hình như việc nghiên cứu và tìm ra chủng virus thực khuẩn kể trên, hay việc sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có thành phần chính là dịch chiết neem. Do đó, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tìm hiểu, để áp dụng những biện pháp trị mụn khoa học nhất nhằm mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn cho làn da.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm đóng gói có thể được phát hiện nhờ thiết bị laser mới.

Nhóm nhà khoa học người Thụy Điển, Trung Quốc tại Đại học (ĐH) Umea và ĐH Sư phạm Chiết Giang đã cùng nghiên cứu phát triển thiết bị laser có thể giúp phát hiện nhanh vi khuẩn sinh sôi trong thức ăn đã đóng gói mà không cần mở bao bì. Công trình này mới được công bố trên tạp chí Applied Optics.

Tiến sĩ Ngô Thị Minh Thùy

Ngô Thị Minh Thùy hiện đang là nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại Đại học (ĐH) Stanford (Mỹ). Trước đó, cô là thủ khoa đầu ra ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trạm ExoMars. Ảnh: The Verge

Chiều 14/3, Nga và châu Âu đã thực hiện việc phóng Trạm liên hành tinh ExoMars lên Sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh hợp tác thăm dò hành tinh đỏ này.

Ảnh minh họa

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy vật liệu nhựa, mở ra hướng giải quyết vấn nạn rác thải nhựa hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục