Công bố phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người
- Cập nhật: Thứ ba, 23/5/2017 | 2:04:07 PM
Lâu nay các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của loài người tiến hóa từ loài vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm ở châu Phi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây về các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Hy Lạp và Bulgaria đã mang lại một giả thuyết mới.
Răng hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi.
|
Các nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Đức, Bulgaria, Hy Lạp, Canada và Australia đã tiến hành phân tích những chân răng từ 2 mẫu vật hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi, sống cách đây 7,2 triệu năm trước.
Theo đó, bằng cách sử dụng công cụ chụp cắt lớp hàm dưới của mẫu vật được khai quật ở Hy Lạp năm 1944 và răng hàm trên của mẫu vật được tìm thấy ở Bulgaria năm 2009, các nhà khoa học cho rằng đây có thể là thành viên cổ xưa nhất trong dòng dõi loài người - bắt đầu sau khi tiến hóa tách khỏi loài sau này tiến hóa thành tinh tinh - họ hàng gần nhất của chúng ta.
Cho đến nay, loài thuộc phân họ người cổ xưa nhất được biết đến là Sahelanthropus, sống cách đây 6-7 triệu năm ở nước Cộng hòa Chad thuộc châu Phi.
Trao đổi với báo giới, các tác giả công trình nghiên cứu nhận định đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên, bởi lâu nay nguồn gốc của loài người thường được biết đến xuất phát từ loài vượn ở châu Phi.
Dựa vào niên đại các mẫu hóa thạch Graecopithecus trên, họ đặt ra giả thuyết sự phân tách tiến hóa của loài vượn sang tổ tiên của loài người và tổ tiên của loài tinh tinh diễn ra tại khu vực Địa Trung Hải. Theo đó, những sự thay đổi về môi trường có thể đã giúp thúc đẩy quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài tổ tiên của loài người.
Cho đến nay, Graecopithecus vẫn là một loài sinh vật bí ẩn do các hóa thạch được tìm thấy rải rác ở khắp nơi. Kích thước của loài này gần bằng một con tinh tinh cái và thường sống trong các khu vực có đồng cỏ và rừng núi tương đối khô cằn, tương tự các khu vực đồng cỏ (xavan) ở châu Phi ngày nay, cùng với các loài linh dương, hươu cao cổ, tê giác, voi, linh cẩu và lợn rừng.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Nga không bị thiệt hại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc WannaCry trên toàn cầu.
Theo thông tin trực tiếp từ lễ trao giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế 2017 (Intel ISEF) tổ chức tại Mỹ, Phạm Huy (học sinh lớp 11A3, Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) đã đoạn giải ba của cuộc thi này với sản phẩm cánh tay robot dành cho người khuyết tật.
Ngày Khoa học và Công nghệ (KH-CN) 18-5, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Giải thưởng năm nay được trao cho hai nhà khoa học là Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn (lĩnh vực toán học) và Giáo sư, tiến sĩ (GS.TS) Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (lĩnh vực hóa học).
Sau 20 năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học tự trị Aguascalientes Mexico (UAA) đã điều chế thành công một loại vắcxin tái tổ hợp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch đối với đơn bào Entomoeba histolytica, tác nhân gây bệnh do amip.