Khởi công dự án Kính thiên văn lớn nhất thế giới tại Chile

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2017 | 9:05:48 AM

Ngày 26/5, Tổng thống Chile Michelle Bachelet đã đặt tượng trưng viên đá đầu tiên, khởi công công trình Kính thiên văn châu Âu cực lớn (E-ELT) tại đỉnh Armazones, phía Bắc nước này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phát biểu sau lễ khởi công, Tổng thống Bachelet khẳng định: “Công trình này không chỉ là một kính viễn vọng, mà là một minh chứng thực tế về tiềm năng của khoa học và tri thức.”

Đặt tại độ cao 3.046 mét so với mực nước biển, công trình thuộc Đài quan sát tại phương Nam của châu Âu (ESO - cơ quan nghiên cứu không gian của Liên minh châu Âu tại Chile) dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Tập đoàn Ace của Italy sẽ đảm trách thi công cấu trúc chính và chóp đỉnh (nơi đặt các thấu kính chính) của công trình có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD này.

Với một gương sơ cấp khổng lổ có đường kính lên tới 39 mét, E-ELT sẽ là kính viễn vọng quang học và cận hồng ngoại lớn nhất thế giới.

E-ELT có khả năng bắt tia sáng lớn gấp 15 lần so với các kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới hiện tại, và được kỳ vọng sẽ giúp giải đáp các thách thức khoa học như khám phá các ngoại hành tinh tương tự Trái Đất, quan sát các ngôi sao ở thời kỳ sơ khai và phân tích bản chất của các vật chất và năng lượng tối.

Với trọng lượng khoảng 3.000 tấn, E-ELT sẽ dẫn đầu thế hệ kính viễn vọng siêu kích cỡ đặt tại phía Bắc Chile, nơi có điều kiện khí hậu độc nhất vô nhị trên thế giới thuận lợi cho quan sát thiên văn.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cuộc thi là hoạt động cơ bản nằm trong chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” được tổ chức thường kỳ 2 năm/lần.

Sáng 25/5, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học- Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức họp báo phát động cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ 2.

Ảnh minh họa.

Giới khoa học tuyên bố đã xác định được 52 gene trong cơ thể người có liên quan tới trí thông minh, trong đó 40 gen lần đầu tiên được phát hiện.

Răng hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi.

Lâu nay các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của loài người tiến hóa từ loài vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm ở châu Phi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây về các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Hy Lạp và Bulgaria đã mang lại một giả thuyết mới.

Mã độc WannaCry không gây hại nhiều đền hệ thống mạng của Nga.

Cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Nga không bị thiệt hại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc WannaCry trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục