23 tỉnh, thành phố đổi mã vùng điện thoại cố định
- Cập nhật: Thứ bảy, 17/6/2017 | 8:35:14 AM
Đúng 0h ngày 17/6, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng 21 tỉnh, thành sẽ chính thức chuyển sang mã vùng cố định mới.
|
Đợt chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định giai đoạn 3 được các doanh nghiệp viễn thông thực hiện theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. 23 tỉnh, thành phố sẽ chuyển đổi mã vùng gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh.
Giai đoạn 2, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông đã chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Bắt đầu chuyển đổi từ 0h ngày 15/4/2017, kết thúc quay số song song vào 23h59 ngày 14/5/2017 và kết thúc thời gian duy trì âm thông báo từ 23h59 ngày 16/6/2017.
Theo đánh giá của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong giai đoạn 1 và 2 của kế hoạch chuyển đổi mã vùng, các doanh nghiệp viễn thông đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thử nghiệm cho nội mạng của mình, trong đó VNPT chủ trì, các doanh nghiệp viễn thông khác phối hợp xây dựng và thực hiện thử nghiệm liên mạng. Các doanh nghiệp cũng có sự phối hợp tích cực, chủ động, sớm xây dựng kế hoạch thực hiện công việc một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng, suy tuyến giáp, hội chứng Turner, thiếu máu, bệnh thận, tim, tiêu hóa, phổi... dễ khiến trẻ thấp còi.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cảm biến sinh học và Điện tử sinh học ngày 9/6, các nhà khoa học Brazil vừa nghiên cứu chế tạo một thiết bị cảm biến sinh học có khả năng nhanh chóng phát hiện bệnh sốt xuất huyết, từ đó giúp tạo ra một dụng cụ giá rẻ hiệu quả để chẩn đoán căn bệnh do muỗi mang virus sốt xuất huyết lây truyền sang hàng triệu người mỗi năm.
Công nghệ 5G phát triển sẽ mang tới nhiều ứng dụng thiết thực, tạo nên kết nối thống nhất và định hình lại một loạt các ngành công nghiệp. Việt Nam đã có sự chuẩn bị về mặt chính sách cho xu hướng phát triển 5G, IoT (Internet vạn vật) và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.