Theo Danh mục Nhện Thế giới công bố hôm 6/4, hiện có 50.000 loài nhện được mô tả và có thể còn 50.000 loài khác ẩn mình ngoài tự nhiên.
|
Nhện Guriurius minuano cái. Ảnh: Damián Hagopián
|
Danh mục Nhện Thế giới (WSC), có trụ sở tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bern ở Thụy Sĩ, cho biết loài nhện thứ 50.000 được đăng ký là Guriurius minuano, thuộc họ nhện nhảy Salticidae và săn mồi trên cây bụi ở miền nam Brazil, Uruguay và xung quanh thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Nó được phát hiện bởi nhà nhện học Kimberly S. Marta cùng các đồng nghiệp của cô đến từ Brazil và được đặt theo tên theo những người Minuane đã tuyệt chủng từng sống trong khu vực.
Mô tả khoa học đầu tiên về nhện là vào năm 1757, điều đó có nghĩa là phải mất 265 năm để danh mục đạt mốc 50.000 loài. Tỷ lệ phát hiện đang tăng đều đặn và các nhà nghiên cứu cho rằng có thể cần chưa đầy 100 năm nữa để khám phá thêm con số tương tự.
"Chúng tôi ước tính rằng vẫn còn khoảng 50.000 loài nhện nữa chưa được khám phá", các nhà xuất bản của WSC nhấn mạnh. Danh mục nhện hiện được cung cấp miễn phí trên trang web của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bern.
"Nhện là loài săn mồi quan trọng nhất trong các môi trường sống trên cạn của Trái Đất. Ý nghĩa sinh thái của chúng không nên bị đánh giá thấp", bảo tàng cho biết thêm. "Với khả năng tiêu thụ 400 đến 800 triệu tấn côn trùng mỗi năm, nhện đóng vai trò lớn nhất trong việc kiểm soát quần thể côn trùng. Vì vậy, chúng cũng có tầm quan trọng đối với con người".
(Theo Vnexpress)
Nhóm nghiên cứu Đại học Pennsylvania phát hiện một loại tế bào mới nằm sâu trong phổi, có thể đóng vai trò quan trọng trong các loại bệnh về phổi.
Xiaomi Việt Nam chính thức khởi động chương trình thường niên Xiaomi Fan Fesstival lần thứ 12 với thông điệp “Tất cả vì Xiaomi Fans”.
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện hạt vi nhựa nằm sâu trong phổi của người sống.
Các nhà khoa học đã quan sát thấy một hành tinh khổng lồ có khối lượng gấp 9 lần sao Mộc, đang ở giai đoạn đầu mới hình thành, và dường như “vẫn còn trong bụng mẹ”.