Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/4/2022 | 2:47:34 PM

Tình trạng nguy cấp của loài tamarin khiến sự ra đời của một con khỉ sư tử mặt đen tamarin tại Vườn thú Jersey càng trở nên quan trọng hơn.
Tình trạng nguy cấp của loài tamarin khiến sự ra đời của một con khỉ sư tử mặt đen tamarin tại Vườn thú Jersey càng trở nên quan trọng hơn.

Thế giới hiện nay có chưa đến 2.000 con khỉ sư tử mặt đen tamarin trong tự nhiên. Grace, con khỉ trong ảnh trên, quá yếu để có thể ôm lấy mẹ khi được sinh ra tại Vườn thú Jersey.

Cuối tháng 3 vừa qua, Sở thú Jersey đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của con khỉ quý hiếm trên Twitter. Họ giải thích rằng bé khỉ con này tên là Grace và nó quá yếu để có thể ôm lấy mẹ của nó. Vì vậy, các nhân viên tại sở thú đã hỗ trợ hết mình để chăm sóc con khỉ sơ sinh.

Vườn thú cho biết: "Nhờ những nỗ lực đáng kinh ngạc của những người trông giữ, nó đã có thể đoàn tụ với gia đình và phát triển khỏe mạnh”.

Những con khỉ sư tử mặt đen có ngoại hình nhỏ hơn đáng kể so với loài "mèo” mà chúng được đặt tên theo. Những con khỉ cỡ nhỏ có trọng lượng chỉ từ 0.5 đến 1 kg khi trưởng thành. Chúng có được cái tên này cũng bởi bộ lông bờm giống sư tử của chúng.

Tamarin là một họ linh trưởng nhỏ được tìm thấy ở Nam Mỹ. Khỉ sư tử mặt đen tamarin là loài có nguy cơ tuyệt chủng chỉ được tìm thấy ở một khu vực nhỏ của khu rừng ở miền nam Brazil, theo Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Durrell, đơn vị điều hành vườn thú.

Được biết, phần lớn quần thể khỉ sư tử mặt đen hoang dã sống trong một khu vực biệt lập bên trong Công viên Bang Morro do Diabo ở bang São Paulo, Brazil. Loài này được cho là đã tuyệt chủng trong gần 50 năm cho đến khi chúng được phát hiện lại vào năm 1972. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp loài khỉ vào nhóm "có nguy cơ tuyệt chủng", ước tính rằng chỉ còn khoảng 1.600 con còn lại trong tự nhiên do nạn phá rừng và khai thác gỗ.

Chúng cũng đôi khi được gọi là khỉ sư tử vàng tamarin do bộ lông màu vàng dễ nhận biết của chúng.

Vườn thú Jersey chuyên về các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này là nơi đầu tiên nhân giống thành công loài khỉ sư tử mặt đen tamarin trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 1990, theo trang web của họ. Kể từ đó, vườn thú đã thả một số con khỉ được nuôi nhốt ra ngoài tự nhiên ở Brazil.

Trong đoạn video được đăng lên trang mạng Twitter của vườn thú, Trưởng bộ phận Động vật có vú của vườn thú, Dom Wormell, giải thích rằng đối với một con khỉ cái như Grace, nó có thể "có từ 10 đến 12 đứa con trong cuộc đời, điều này sẽ giúp thúc đẩy chương trình nuôi nhốt dành cho giống khỉ sư tử mặt đen này trong một khoảng thời gian dài".

Ông nói thêm: "Chúng ta cần xây dựng quần thể nuôi nhốt để hy vọng có thể khôi phục quần thể trong tự nhiên”.

(Theo SPL)

Các tin khác
Con người có thể đã

Hai nghiên cứu mới cho thấy tác động từ sự phát triển xã hội có thể khiến con người thay đổi triệt để từ hình dáng bên ngoài cho đến các chức năng bên trong cơ thể.

Ảnh minh họa.

Foxconn được cho là đang tăng gần gấp đôi lượng lao động tại nhà máy ở Chennai (Ấn Độ) để sản xuất các mẫu iPhone khác nhau do nhu cầu tăng lên đáng kể tại thị trường này.

Viên đá quý cổ ở Namibia là một báu vật đối với khoa học - Ảnh: ĐẠI HỌC ST ANDREWS

Viên đá quý cổ huyền ảo có thể giúp các nhà khoa học tạo ra các hạt lớn lai giữa ánh sáng và vật chất, dẫn đến bước nhảy vọt trong khoa học công nghệ thông qua siêu máy tính lượng tử tương lai. Theo Science Alert, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà vật lý Sai Kiran Rajedran từ Đại học St Andrews (Scotland, Vương quốc Anh) đã trình bày về một viên đá đặc biệt được tìm thấy tại một mỏ đá cổ ở Namibia, chứa tinh thể đồng oxit đặc biệt, chất lượng cực cao.

Loài hoa dại Gasteranthus extincus. Ảnh: theguardian.com

Theo tờ Guardian (Anh), các nhà sinh vật học đã tìm thấy loài hoa dại Gasteranthus extincus - được cho là đã tuyệt chủng tại Ecuador 40 năm về trước do nạn phá rừng trên diện rộng ở nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục