Nước mưa có chứa chất hóa học độc hại, không an toàn để uống

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 7:41:17 AM

Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều không an toàn để dùng làm nước uống do có chứa chất hóa học độc hại khó phân hủy PFAS ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Stockholm (Thụy Điển),  PFAS (per- and polyfluoroalkyl substances) thường được gọi là "hóa chất vĩnh viễn" vì chúng phân hủy vô cùng chậm. Hóa chất này trước đây được tìm thấy trong bao bì, dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm nhưng giờ đây đã xuất hiện tràn lan ngoài môi trường, trong đó có nước và không khí.           

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Environmental Science and Technology, Giáo sư Ian Cousins tại Đại học Stockholm, đồng thời là tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh căn cứ các thông số mà ông và các cộng sự đo được, không có nơi nào trên Trái đất này có nguồn nước mưa an toàn có thể dùng để uống. Bảng tổng hợp dữ liệu được thực hiện từ năm 2010 cho thấy ngay cả ở Nam Cực hay cao nguyên Tây Tạng, các mức PFAS trong nước mưa vẫn cao hơn 14 lần so với ngưỡng khuyến cáo an toàn mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ đưa ra.

Theo một số nghiên cứu, một khi uống hay ăn vào, PFAS sẽ tích tụ trong cơ thể. Thậm chí việc phơi nhiễm loại hóa chất này còn có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản, làm chậm phát triển ở trẻ nhỏ, làm tăng lượng cholesterol, đồng thời làm gia tăng nguy cơ béo phì hoặc một số loại ung thư nhất định như ung thư tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn.   

Giáo sư Cousins cho biết thêm gần đây, EPA đã giảm sâu ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với nồng độ PFAS sau khi phát hiện ra rằng hóa chất này có thể tác động đến phản ứng miễn dịch của trẻ nhỏ khi tiêm vaccine. Đáng chú ý, các ngưỡng khuyến cáo an toàn đã được điều chỉnh giảm hàng triệu lần kể từ đầu những năm 2000 do giới khoa học ngày càng nhận thức rõ hơn về độc tính của những chất này.          
Ngoài ra, Giáo sư Cousins nhấn mạnh PFAS tồn tại "dai dẳng và phổ biến đến mức chúng sẽ không bao giờ biến mất khỏi hành tinh này. Con người đã hủy hoại môi trường sống của chính mình khi làm ô nhiễm Trái đất đến mức không thể phục hồi". Mặc dù vậy, ông cho rằng mức độ PFAS ở người thực sự đã giảm "khá đáng kể trong 20 năm qua" và "mức độ xung quanh (của PFAS trong môi trường) vẫn tương đương với mức ghi nhận trong 2 thập kỷ".

(Theo VTV)

Các tin khác
Thành phố Tikal cổ đại được tìm thấy trong rừng rậm ở Guatemala ngày nay.

Hàng chục tầng lớp tinh hoa của Maya được chôn cất trong các ngôi đền của Tikal. Thành phố Tikal cổ đại của Maya, thuộc Guatemala ngày nay, phát triển mạnh mẽ từ khoảng năm 600 trước Công nguyên đến năm 900 sau Công nguyên.

Hình ảnh hiển vi điện tử của virus HeV thuộc chi Henipavirus.

Henipavirus là mầm bệnh mới nổi, độc lực cao, dễ bùng phát bệnh ở người, tỷ lệ tử vong cao hơn so với Covid-19.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu kéo dài trong 20 năm đã phát hiện ra rằng tinh bột trong chuối chưa chín có thể làm giảm hơn 60% nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Trái Đất

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 375 mầm bệnh truyền nhiễm ở con người và đưa ra một kết quả sốc: Thời dịch bệnh "thập diện mai phục" như hiện tại có thể mới chỉ là khởi đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục