Đức: Tàu ma "xuyên không" 400 năm nguyên vẹn nhờ hiện tượng bí ẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 2:43:35 PM

Giữa một cửa sông mà bất kỳ con tàu gỗ nào vừa chìm cũng thối rữa nhanh chóng, một con tàu ma đúng nghĩa vừa xuất hiện nguyên vẹn sau 4 thế kỷ nhờ hiện tượng "ngàn năm có một".

Một thợ lặn đang tiếp cận con tàu ma quái - Ảnh: CHRISTIAN HOWE
Một thợ lặn đang tiếp cận con tàu ma quái - Ảnh: CHRISTIAN HOWE

Theo Live Science, con tàu ma quái vừa được các nhà khảo cổ học hàng hải khai quật dưới cửa sông Trave, miền Bắc nước Đức; sau đó được nghiên cứu bởi nhóm khoa học gia từ Trường Đại học Kiel - Đức.

Đây là một vùng "tử thần" đối với các con tàu đắm, nơi các điều kiện của nước và vi sinh vật sẽ nhanh chóng làm thối rữa bất kỳ mảnh gỗ nào vừa chìm xuống, chỉ trừ con tàu ma bí ẩn mới được khai quật.

Kết quả kiểm tra cho thấy con tàu đã khoảng 400 năm tuổi, là một phát hiện hiếm có thuộc về thời kỳ Hanseatic, khi một nhóm các hiệp hội thương mại Bắc Âu thống trị vùng Baltic từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII.

Con tàu được phát hiện lần đầu vào năm 2020 trong một cuộc khảo sát định kỳ bằng sóng siêu âm. Từ đó đến nay, 13 cuộc lặn đã được tổ chức để nghiên cứu và khai quật xác tàu.

Cách mà con tàu chìm đắm cũng hết sức ma quái: Nó không hề lật, mà chìm theo phương thẳng đứng, vẫn uy nghi như khi còn ở trên mặt nước. Toàn bộ thân tàu ngập chìm trong bùn mịn ở độ sâu 11 m, trong vùng chủ yếu là nước mặn ngay ngoài cửa sông Trave, nơi đổ ra biển Baltic.

Nguyên nhân giúp con tàu nguyên vẹn là nó đã được bao phủ gần như hoàn toàn và nhanh chóng bởi lớp bùn mịn dưới đáy nước, trong một sự tình cờ bí ẩn nào đó. Lớp bùn đã giúp toàn bộ thân tàu tránh khỏi sự đục khoét của các vi sinh vật.

Con tàu ma có chiều dài khoảng 20-25 m, là một tàu chở hàng có cột buồm. Trên tàu vẫn còn nguyên những thùng vôi mà nó đã chở để phục vụ ngành xây dựng trong chuyến đi cuối cùng.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Hydro peroxit sinh ra từ các phản ứng hóa học do tác động của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất có thể đã hỗ trợ sự sống sơ khai.

Một nghiên cứu mới cho thấy các phản hóa học khác nhau, được thúc đẩy bởi hoạt động địa chất và nước nóng ở mức gần sôi, có thể đã cung cấp oxy cho một số dạng sống sớm nhất xuất hiện trên thế giới.

Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều không an toàn để dùng làm nước uống do có chứa chất hóa học độc hại khó phân hủy PFAS ở mức vượt ngưỡng khuyến cáo an toàn.

Thành phố Tikal cổ đại được tìm thấy trong rừng rậm ở Guatemala ngày nay.

Hàng chục tầng lớp tinh hoa của Maya được chôn cất trong các ngôi đền của Tikal. Thành phố Tikal cổ đại của Maya, thuộc Guatemala ngày nay, phát triển mạnh mẽ từ khoảng năm 600 trước Công nguyên đến năm 900 sau Công nguyên.

Hình ảnh hiển vi điện tử của virus HeV thuộc chi Henipavirus.

Henipavirus là mầm bệnh mới nổi, độc lực cao, dễ bùng phát bệnh ở người, tỷ lệ tử vong cao hơn so với Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục