"Trăng máu hải ly" từng xuất hiện vào năm 2021 sẽ xuất hiện một lần nữa trên bầu trời đêm tháng 11. Người dân miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ quan sát trăng máu khác nhau một chút.
|
Các giai đoạn của nguyệt thực - Ảnh: NPR
|
Trăng máu - tức nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào đêm trăng tròn tháng 11, tức đêm 8-11 theo giờ Việt Nam. Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", tạo nên một khung cảnh "trăng máu hải ly" kỳ ảo.
Theo tờ Space, "trăng máu hải ly" có thể nhìn thấy ở nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương, với vùng tâm điểm chếch về phía cực Bắc.
Theo định vị của Time and Date tại Việt Nam, các tỉnh phía Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát trăng máu ở cấp độ thứ 3, với toàn bộ quá trình là nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát ở cấp độ thứ tư, bao gồm một giai đoạn toàn phần và một giai đoạn nguyệt thực một phần.
Định vị tại TP HCM cho thấy người dân sẽ bắt đầu quan sát trăng máu hải ly ngay điểm cực đại của giai đoạn toàn phần vào lúc 17 giờ 59 phút ngày 8-11 (giờ Việt Nam), giai đoạn nguyệt thực một phần từ 18 giờ 41 phút đến 19 giờ 49 phút và giai đoạn nguyệt thực nửa tối (mặt trăng hơi đen lại vì bóng của Trái Đất) từ 19 giờ 49 phút đến 20 giờ 56 phút.
Trong khi đó người dân ở Hà Nội sẽ quan sát trăng máu hải ly toàn vẹn từ 17 giờ 16 phút tối 8-11, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 59 phút. Mặt trăng sẽ chuyển qua giai đoạn nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối cùng thời điểm mà người quan sát từ TP HCM trông thấy.
Như vậy chúng ta khá may mắn khi có thể quan sát trăng máu trọn vẹn nhất ngay vào thời điểm hoàng hôn, nơi các yếu tố quang học trong bầu khí quyển tạo nên "ảo ảnh mặt trăng", khiến trăng to và huyền ảo hơn.
(Theo NLĐO)
Đồng hồ bấm giờ lượng tử mới này làm bằng tia laser và nguyên tử heli, có thể đo thời gian đã trôi qua với độ chính xác hoàn toàn mà không cần đếm giây như các loại đồng hồ khác.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard ước tính số lượng tàu ngoài hành tinh có thể tồn tại dựa vào tốc độ phát hiện các vật thể liên sao.
Trong ánh sáng chói lòa của Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh "có khả năng nguy hiểm" lớn nhất từ trước đến nay và đặt cho nó biệt danh "sát thủ hành tinh".
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển thành công một loại tơ tằm nhân tạo có độ bền cao hơn đáng kể so với loại tơ tự nhiên dai và có độ bền nhất.