Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa hồi sinh thành công một virus, được cho là virus lâu đời nhất từng được hồi sinh.
|
Virus có từ 48.500 năm trước lây nhiễm vào các cơ quan đơn bào
|
Biến đổi khí hậu khiến lớp băng vĩnh cữu tan chảy, gây nguy cơ cho nhân loại, giới khoa học cảnh báo sau khi hồi sinh một virus đóng băng từ hàng chục ngàn năm trước, theo Đài RT ngày 25.11.
Những virus này vẫn có thể nhiễm vào các cơ quan sống, theo nhóm các nhà khoa học từ nhiều nước, sau khi quan sát tổng cộng 9 virus cổ xưa phát hiện từ lớp băng vĩnh cữu Siberia lây nhiễm cho amip trong phòng thí nghiệm.
Theo nhà nghiên cứu Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille (Pháp) và là thành viên nhóm nghiên cứu, virus cổ xưa nhất được phát hiện đã có từ 48.500 năm trước. Đội ngũ của ông gồm các nhà khoa học Nga, Pháp và Đức nghiên cứu các virus cổ xưa và vừa công bố kết quả.
Nhóm này trước đó đã hồi sinh thành công 2 virus có từ 30.000 năm trước. Những virus do họ phát hiện và hồi sinh được cho là cổ xưa nhất từng được hồi sinh, dù một số nhà nghiên cứu khác cho biết đã hồi sinh những vi khuẩn có từ 250 triệu năm trước.
Tất cả những virus do nhóm hồi sinh thuộc về chủng Pandora có khả năng lây nhiễm cho các cơ quan đơn bào như amip.
Việc tất cả 9 virus cổ xưa vẫn có thể lây lan cho các tế bào sống sau khi nằm yên trong lớp băng vĩnh cữu hàng chục ngàn năm có nghĩa là vẫn có khả năng những virus khác đang nằm yên và có thể được phóng thích ra, lây nhiễm cho cây cối, động vật và người.
"Nguy hiểm thực sự. Có những vi khuẩn và virus thoát ra hằng ngày”, ông Claverie cảnh báo, dù cho biết thêm rằng ông chưa thể xác định chính xác mức độ nguy hiểm.
Nga đã cảnh báo về nguy cơ lớp băng vĩnh cữu tan chảy do biến đổi khí hậu có thể chứa nhiều vi khuẩn và virus, theo ông Nikolay Korchunov thành viên cấp cao Hội đồng Bắc Cực.
Moscow cho rằng nguy cơ nghiêm trọng đến mức cần lập một dự án an toàn sinh học và kêu gọi tất cả các nước trong Hội đồng Bắc Cực tham gia. Tổ chức này gồm Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Phần Lan và Thụy Điển.
(Theo TNO)
Lần đầu tiên sau 13 năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố một lớp phi hành gia tập sự mới, bao gồm phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới.
Turbine gió ngoài khơi cao 146 m với đường kính cánh quạt 252 m xuất xưởng ở Phúc Kiến hôm 23/11, có công suất 16 MW.
Sợi FiberX làm từ tinh bột thừa trong nông nghiệp, giúp giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời mang đến lợi ích sức khỏe cho con người.
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay, Ủy viên tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders sẽ tới Ireland vào ngày 24/11 (theo giờ địa phương) để gặp gỡ các quản lý cấp cao của Meta - chủ sở hữu mạng xã hội Twitter và Facebook, đồng thời nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình theo các quy tắc của EU.