Trung Quốc sẽ thăm dò cách sử dụng công nghệ in 3D để xây dựng các tòa nhà trên Mặt trăng, China Daily đưa tin ngày 24/4, trong bối cảnh Bắc Kinh đang xúc tiến kế hoạch định cư lâu dài trên hành tinh này.
|
Tàu thăm dò Mặt trăng Thường Nga 5 của Trung Quốc
|
Tàu thăm dò Mặt trăng Thường Nga 5 được Trung Quốc phóng lên từ năm 2020, sau đó đã mang những mẫu đất đá đầu tiên về Trái đất. Trung Quốc định đưa một phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030.
Từ nay đến khi đó, Trung Quốc sẽ phóng các tàu Thường Nga 6, 7 và 8, để tìm kiếm các nguồn lực tái sử dụng nhằm chuẩn bị cho việc đưa con người lên định cư trên Mặt trăng lâu dài.
Tàu thăm dò Thường Nga 8 sẽ tiến hành điều tra tại chỗ thành phần khoáng sản và môi trường, đồng thời xác định xem những công nghệ như máy in 3D có thể hoạt động trên đó hay không, China Daily dẫn lời nhà khoa học Wu Weiren, công tác tại Cục Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc, cho biết.
"Nếu chúng ta muốn ở lại Mặt trăng lâu dài, chúng ta cần dựng các trạm trên đó bằng chính vật liệu của Mặt trăng”, ông Wu nói.
Trung Quốc muốn bắt đầu xây dựng căn cứ trên Mặt trăng bằng chính đất ở đó trong 5 năm tới, báo chí trong nước đưa tin đầu tháng này.
Một robot được giao nhiệm vụ "đóng gạch đóng bằng đất Mặt trăng” sẽ được tàu Thường Nga 8 đưa lên vào khoảng năm 2028, một chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết.
Cuộc đua chinh phục Mặt trăng nóng lên trong những năm gần đây, nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ.
Trong tháng này, NASA và cơ quan vũ trụ Canada công bố tên 4 phi hành gia sẽ tham gia sứ mệnh phóng tàu Artemis II vào cuối năm 2024, trở thành chuyến bay có con người đầu tiên lên Mặt trăng trong nhiều thập kỷ.
(Theo TPO)
Ngày 23/4, Vương quốc Anh đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên hệ thống cảnh báo khẩn cấp mới.
Một lão nông phát hiện 4 cái chum khi đào mương và định bán cho đồng nát, nào ngờ chuyên gia thẩm định nói chúng đáng giá hàng trăm tỷ đồng.
Sau 2 năm nghiên cứu, các nhà khoa học từ Đại học California Los Angeles (UCLA) thực hiện dự án SeaChange đã bắt đầu thử nghiệm phương pháp mới nhằm loại bỏ khí CO 2 trong đại dương, từ đó khôi phục năng lực hấp thụ thêm loại khí thải này của các đại dương.
Khi phải đối mặt với một trong những đợt sốt xuất huyết tồi tệ nhất những năm gần đây, Argentina đã nghĩ ra phương pháp triệt sản muỗi bằng bức xạ rồi thả chúng vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi truyền bệnh.