Nguy cơ hạt vi nhựa xâm nhập lên não

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/4/2023 | 7:19:28 AM

Các hạt vi nhựa (hạt nhựa siêu nhỏ, còn gọi là MNP) đã từng được chứng minh có thể xâm nhập vào máu, phổi và nhau thai qua thức ăn, chất lỏng… mà con người tiêu thụ.

Mô hình các phân tử nhựa và cholesterol vượt qua hàng rào máu não. Ảnh: NANOMATERIALS.
Mô hình các phân tử nhựa và cholesterol vượt qua hàng rào máu não. Ảnh: NANOMATERIALS.

Tuy nhiên, theo kết quả một nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tờ Nanomaterials, nhóm các nhà nghiên cứu từ Áo, Mỹ, Hungary và Hà Lan phát hiện MNP có thể xâm nhập đến não chuột. Họ đã đưa các hạt polystyrene (một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong bao bì thực phẩm) ở 3 kích cỡ (9,5 - 1,14 - 0,293 micromet) và đánh dấu huỳnh quang rồi trộn vào nước uống cho chuột. 

Các tín hiệu huỳnh quang màu xanh lá cây có kích thước 0,293 micromet được phát hiện trong mô não của những con chuột đã uống chỉ sau 2 giờ.

Nhưng làm thế nào để các MNP vượt qua được hàng rào máu não, vốn giúp não ngăn chặn sự xâm nhập của chất độc và những chất không mong muốn khác… là câu hỏi lớn. 

Các thí nghiệm tiếp theo cho biết, các hạt nhựa nhỏ hơn có thể tập hợp các phân tử khác xung quanh chúng, ôm chặt chúng, và hỗn hợp phân tử này đã vận chuyển hạt vi nhựa vượt qua hàng rào máu não vào mô não. 

Theo các tác giả, không chỉ có tốc độ di chuyển đáng báo động, khả năng các hợp chất có khối lượng phân tử lớn (polyme) trượt vào hệ thần kinh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng. 

Theo nhà nghiên cứu bệnh học Lukas Kenner từ Đại học Y khoa Vienna (Áo), trong não, các hạt vi nhựa có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn thần kinh hoặc thậm chí gây các bệnh như Alzheimer, Parkinson.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Mô phỏng hình dáng dải Ngân Hà.

Dữ liệu từ đài quan sát GAIA giúp nhóm nghiên cứu Trung Quốc tính toán khối lượng dải Ngân Hà bằng 805 tỷ Mặt Trời.

Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Italy Matteo Salvini thảo luận về dự án cầu treo.

Sau hàng thế kỷ, ý tưởng về một cây cầu bắc dài 3.300 m qua eo biển Messina, nối Sicily và đất liền Italy vẫn gây tranh cãi và khả năng trở thành thực còn gặp nhiều khó khăn.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Genoa, Italy đã tạo ra một robot sinh học có thể tự phân hủy mang tên I-Seed

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Genoa, Italy đã tạo ra một robot sinh học có thể tự phân hủy mang tên I-Seed. Robot này có khả năng di chuyển trong đất mà không cần pin hoặc bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, được sử dụng trong nhiều công tác từ giám sát môi trường đến trồng rừng.

Các nhà lãnh đạo 9 quốc gia châu Âu nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh biển Bắc.

Phát biểu tại thượng đỉnh, Thủ tướng nước chủ nhà Bỉ, ông Alexander De Croo khẳng định, an ninh năng lượng đang trở thành vấn đề mang tính sống còn đối với tương lai của châu Âu sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục