Biến đổi khí hậu: Sông băng tại Áo có nguy cơ biến mất trong 45 năm tới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 8:57:05 AM

Câu lạc bộ Alpine của Áo (OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.

Báo cáo mới của OeAV được công bố trong bối cảnh ngày càng nhiều dư luận lo ngại về tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên quá mức đối với các sông băng trên khắp thế giới. Theo báo cáo, tốc độ tan băng đã diễn ra nhanh hơn đáng kể trong 7 năm qua.

OeAV tiến hành nghiên cứu đối với 93 sông băng tại Áo. Kết quả cho thấy các sông băng này đã mất đi trung bình 23,9 mét (78,4 feet) vào năm ngoái, đánh dấu đợt tan chảy sông băng lớn thứ 3 kể từ khi bắt đầu tiến hành các thống kê liên quan vào năm 1891. Trong số các sông băng nói trên, hai sông băng Pasterze và Rettenbachferner có sự suy giảm băng nghiêm trọng, lần lượt là 203,5 mét và 127 mét.

OeAV cảnh báo băng tại Áo có thể biến mất phần lớn trong 45 năm tới, trong bối cảnh tình trạng nóng lên cực độ diễn ra ở dãy Alps. Theo tổ chức này, nhà chức trách cần tăng cường các biện pháp hạn chế để bảo vệ khí hậu trước khi quá muộn.

OeAV kêu gọi tăng cường bảo vệ các sông băng như một phần trong nỗ lực chung nhằm duy trì đa dạng sinh học, đồng thời lưu ý rằng việc mở rộng các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đã khiến các vùng Alpine "chịu áp lực liên tục".

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các sông băng lớn trên toàn cầu đang chứng kiến băng tan ở mức độ lớn nhất kể từ khi được giám sát bắt đầu vào năm 1950, "do băng tan cực độ ở cả phía Tây Bắc Mỹ và châu Âu".

(Theo Báo Tin Tức)

Các tin khác
Bên trái là hạt nhựa Polyurethane, bên phải là bột bào tử.

Các nhà khoa học đã phát triển một loại "nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Brokewell là phần mềm độc hại nguy hiểm nhắm vào người dùng Chrome

Trước khi nhấp vào liên kết xác nhận cài đặt bản cập nhật cho trình duyệt Chrome, người dùng Android hãy đảm bảo rằng liên kết đó không phải là giả mạo.

12 chiếc taxi bay EH216-S cùng cất cánh tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Một tập đoàn các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới, có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ chóng mặt 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở khoảng cách hơn 90 m - nhanh hơn tới 20 lần so với 5G.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục