4 nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2024

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/5/2024 | 8:24:07 AM

4 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 (lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, lĩnh vực Khoa học Môi trường, lĩnh vực Công nghệ thông tin).

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ảnh từ trái qua)
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ảnh từ trái qua)

Đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của gần 200.000 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Về phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học. Đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs. 

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh - lĩnh vực Khoa học Môi trường và PGS.TS Lê Hoàng Sơn - lĩnh vực Công nghệ thông tin.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite. Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) - đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.


GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh đều đến từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS.TS Phạm Hùng Việt hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh. 

PGS.TS Từ Bình Minh là nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học. Chỉ trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu của ông đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc top 5% theo lĩnh vực chuyên sâu. Năm 2022, PGS.TS Từ Bình Minh cũng vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Đặc biệt, có đến hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức... Ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022, đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.

Research.com phân chia thành 26 lĩnh vực để xếp hạng. Trong 26 lĩnh vực này, năm 2024, có 10 lĩnh vực của Việt Nam được xếp hạng. Tuy nhiên, chỉ có 8 lĩnh vực - với 19 nhà khoa học là người Việt Nam đang công tác trong nước có tên trong bảng xếp hạng này.

Như vậy, nội lực với các lĩnh vực được xếp hạng có các nhà khoa học người Việt trong nước năm nay đã tăng lên 1 lĩnh vực và tăng thêm 5 nhà khoa học.

Trong đó, lĩnh vực Toán học lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này với 2 tên tuổi là GS Ngô Việt Trung - Viện Toán học và GS Phan Quốc Khánh - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam. Các lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới đã liên tục tăng trưởng theo từng năm.

(Theo Đại biểu nhân dân)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán, Trung Quốc đã hồi sinh thành công mô não người bị đông lạnh trong 18 tháng, lập kỷ lục mới trong lĩnh vực đông lạnh. Kết quả nghiên cứu được công bố chính thức trên tạp chí khoa học quốc tế Cell.

Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương.

Hình dáng của Kính viễn vọng cực lớn (ELT).

Trung tâm công nghệ thiên văn Anh (UK ATC) bắt đầu phát triển thiết bị đầu tiên trên kính viễn vọng tiên tiến mang tên Kính viễn vọng cực lớn (ELT).

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ KH&CN và ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TTTT trao Giải Nhất cho các tác giả.

Giải thưởng báo chí về khoa học- công nghệ (KH&CN) vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của hoạt động KH&CN trong sự phát triển của đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục