Nhật Bản hạn chế người già sử dụng máy ATM để ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/4/2025 | 1:48:09 PM

Là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nạn lừa đảo qua điện thoại, mới đây thành phố Osaka, Nhật Bản đã trở thành nơi đầu tiên thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ người cao tuổi tại nước này.

Số lượng người cao tuổi bị lừa đảo đang gia tăng tại Nhật Bản.
Số lượng người cao tuổi bị lừa đảo đang gia tăng tại Nhật Bản.

Nhằm mục đích hạn chế tình trạng lừa đảo qua điện thoại nhắm vào người cao tuổi, thành phố Osaka là khu vực đầu tiên ở Nhật Bản cấm những người từ 65 tuổi trở lên sử dụng máy ATM khi đang dùng điện thoại di động. 

Mặc dù không có hình phạt nào, nhưng luật này nhằm nâng cao nhận thức và ngăn chặn các vụ lừa đảo mà kẻ gian mạo danh là người thân hoặc các cán bộ quan chức để người dân chuyển tiền cho họ.

Theo tờ The Japan Times, các ngân hàng và doanh nghiệp khác sẽ có nghĩa vụ nâng cao nhận thức về quy định mới sắc lệnh cập nhật của tỉnh.

Trước đó, vào tháng 3/2025, Cơ quan cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã cân nhắc đến việc giới hạn hợp pháp số tiền được rút và chuyển tiền hàng ngày tại ATM là 300.000 yên ̣Nhật (khoảng 19 triệu đồng Việt Nam) đối với những người từ 75 tuổi trở lên để chống lại tình trạng lừa đảo qua điện thoại đang gia tăng tại nước này.

Theo số liệu mới nhất, thiệt hại từ những vụ lừa đảo như vậy đã đạt mức kỷ lục 72,1 tỷ yên (hơn 3.000 tỷ đồng) vào năm 2024 – gấp 1,6 lần so với tổng thiệt hại của năm 2023. Trong hơn 20.000 nạn nhân bị lừa đảo, số người già trên 75 tuổi chiếm 45%.

Ngoài ra, chính quyền Nhật bản còn yêu cầu các doanh nghiệp dán áp phích cảnh bảo gần các máy ATM để cảnh báo người dân xác minh rằng mình không có nguy cơ bị lừa đảo.

Ngoài Osaka, các thành phố khác như Tokyo, Nagano và Fukuoka cũng đã triển khai các biện pháp khác để phổ biến tới người dân như tổ chức các hội thảo phòng chống gian lận, giới thiệu các thiết bị chặn cuộc gọi và hệ thống cảnh báo tại các ngân hàng.

Theo ông Ryo Hamaoka thuộc Văn phòng Quản lý Khủng hoảng Osaka, mục đích chính của sắc lệnh này là biến việc sử dụng điện thoại tại các máy ATM trở thành điều cấm kỵ trong xã hội giống như việc cấm sử dụng điện thoại di động khi đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản.

(Theo VOV)

Các tin khác
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Yên Bái với 41 thành viên tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương.

Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm đã phát hiện 3.165 IP có hành vi thực hiện rà quét mạng; 211 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại; phát hiện và xử lý 10.219 trường hợp máy tính nhiễm mã độc; phát hiện 12.960 trường hợp máy tính có lỗ hổng tại các cơ quan, đơn vị; khắc phục 9 sự cố máy tính kết nối với máy chủ mã độc.

Chống thực phẩm bẩn cần sự vào cuộc quyết liệt của cộng đồng

Đề xuất tăng mức xử phạt đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm thể hiện sự quyết liệt trong cuộc chiến chống thực phẩm “bẩn”. Tuy nhiên, làm thế nào phát huy một cách hiệu quả các chế tài, nâng cao tính răn đe của các quy định pháp luật.

Người dân San Francisco hưởng ứng Ngày Trái đất.

Với chủ đề “Sức mạnh của chúng ta, hành tinh của chúng ta”, Ngày Trái đất 22-4-2025 kêu gọi mọi người trên toàn thế giới đoàn kết ủng hộ năng lượng tái tạo và thúc đẩy năng lượng sạch vào năm 2030, ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra trên toàn thế giới.

AI tạo ra hàng chục triệu ảnh mỗi ngày, trong khi lừa đảo deepfake tăng 2.000% cho thấy trí tuệ nhân tạo đang tác động tích cực và tiêu cực đến con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục