Tiêm vi hạt ô xy cứu bệnh nhân ngưng thở

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/7/2012 | 1:48:09 PM

6 năm trước, bác sĩ John Khier tại Bệnh viện nhi Boston đã không cứu sống được một bé gái. Bệnh nhi này bị chấn thương não rồi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp, nồng độ ô xy trong máu xuống quá thấp gây tử vong.

Từ đó bác sĩ John Khier cùng các cộng sự nghiên cứu để có thể đưa trực tiếp ô xy vào máu. Phương pháp thực nghiệm thành công trên động vật là tiêm các vi hạt chứa đầy khí vào mạch máu của chúng để chỉ mất vài giây đã có thể đưa nồng độ ô xy về mức bình thường.

Các vi hạt được tạo ra nhờ thiết bị sonicator tạo ra sóng âm thanh tần số cao trộn ô xy vào lipid. Kết quả thu được những hạt có đường kính 2-4 mm mà ô xy bao quanh giọt lipid. Do các hạt nhỏ nên dễ dàng chui qua mao mạch cung cấp ô xy cho máu. Thông thường nếu bơm thẳng ô xy vào máu thì các bong bóng khí sẽ gây hiện tượng tắc mạch rất nguy hiểm.

Các vi hạt sẽ được trộn với dung môi để tiêm vào mạch máu và số lần tiêm sẽ tùy thuộc vào nhu cầu gia tăng ô xy. Thử nghiệm trên động vật bị tắc khí quản, từ ngừng thở dẫn đến ngừng tim và tổn thương nội tạng, việc tiêm các vi hạt này vào giúp chúng duy trì cuộc sống được hơn 15 phút.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ John Khier tin rằng cách tiêm vi hạt này sẽ duy trì mạng sống cho bệnh nhân trong vòng 15-30 phút, trong lúc ấy các bác sĩ khác sẽ có cách điều trị thích hợp. Các ống bơm tiêm chứa dung dịch vi hạt ô xy cũng rất thuận tiện để vận chuyển trên máy bay hoặc xe cứu thương.

(Theo TNO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Hiện nay, số người bị mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng tăng lên nhưng vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Sinh viên Khoa Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thực tập trong phòng thí nghiệm.

Chiều 3-7, Bộ KH-CN và Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội thảo “Chính sách phát triển nhân lực KH-CN”. Tại đây, một lần nữa chính sách đãi ngộ cán bộ KH-CN cũng như tình trạng “chảy máu chất xám”, thiếu hụt đội ngũ nhà khoa học kế cận đã trở thành trọng tâm của cuộc hội thảo.

Hình ảnh do ESA chụp lại trên bề mặt sao Hỏa.

Cơ quan vũ trụ châu Âu Mars Express vừa tìm thấy bằng chứng cho thấy trên bề mặt sao Hỏa tồn tại mạch nước ngầm và đất sét cách đây ít nhất một tỷ năm.

Trước ngày 30/6, các nhà khoa học đã bổ sung giây nhuận 24 lần kể từ năm 1972.

Các chuyên gia về thời gian trên khắp thế giới sẽ thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày 30/6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục