Lần đầu tiên trẻ được phẫu thuật tim bằng điện cực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/7/2012 | 8:38:33 AM

Bệnh viện Nhi T.Ư vừa phẫu thuật chữa bệnh loạn nhịp tim cho trẻ bằng kỹ thuật mới. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam trẻ bị bệnh này được chữa khỏi nhờ đưa điện cực vào buồng tim để đốt chỗ bị bệnh.

Bác sĩ Hải đang kiểm tra lại sau phẫu thuật cho BN Duy.
Bác sĩ Hải đang kiểm tra lại sau phẫu thuật cho BN Duy.

Hai bệnh nhân may mắn được điều trị bằng kỹ thuật mới là Lê Văn Giáp (8 tuổi) và Ngô Văn Duy (14 tuổi), đều cùng ở Hải Phòng. Cách đây 2 năm, Duy nhiều lần bị ngất, gia đình cho đi khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

Suốt 2 năm qua, Duy được điều trị bằng những liều thuốc chữa động kinh nhưng bệnh không thuyên giảm. Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư, Duy được bác sĩ xác định mắc bệnh tim loạn nhịp nhanh.

Bệnh nhi Lê Văn Giáp xuất hiện những đợt mệt mỏi bất chợt, 6 lần bị ngất phải nhập viện ở Hải Phòng.

Các bác sĩ chẩn đoán Giáp bị loạn nhịp tim nhưng điều trị bằng thuốc không đỡ nên được chuyển lên Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, nhờ kỹ thuật thăm dò điện sinh lý mới phát hiện chính xác những đợt nhịp nhanh.

Cả 2 bệnh nhi đã được bác sĩ đưa điện cực vào buồng tim và đốt chỗ bị bệnh. Sau 2,5 tiếng đốt liên tục, ca phẫu thuật đã thành công, trả lại nhịp tim bình thường cho bệnh nhân.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện cho biết, loạn nhịp tim là bệnh khiến tim đập nhanh hơn bình thường, làm cho quá trình cung cấp máu và oxy quá nhanh không tốt cho cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, khó thở, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Bệnh nhi có thể liên tục có cơn nhịp nhanh khi khóc hoặc gắng sức làm gì đó. Trẻ lớn thường có biểu hiện mệt mỏi, trống ngực đập thình thịch. Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, da lạnh, tái, vã mồ hôi, khó thở.

Trước đây khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh loạn nhịp nhanh, chỉ có cách uống thuốc để điều trị.

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công chỉ đạt 46%, nhiều trẻ đã tử vong do thuốc không đáp ứng được với bệnh hoặc do không được phát hiện bệnh kịp thời.

Mới đây, Bệnh viện Nhi T.Ư được các chuyên gia Singapore chuyển giao kỹ thuật đưa điện cực vào buồng tim để đốt chỗ bị bệnh, mở ra cơ hội sống cho nhiều trẻ em.

Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được ứng dụng để chữa cho người lớn nhưng là lần đầu tiên triển khai điều trị cho trẻ em.

Chỉ trong vòng hơn một năm qua, bệnh viện đã tiếp nhận 20 trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Hiện vẫn còn 80 bệnh nhân từ sơ sinh đến 18 tuổi đang chờ để được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư.

Theo bác sĩ Hải, bệnh loạn nhịp nhanh có thể xuất hiện từ trong bào thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo dõi tim thai có thể phát hiện ra bệnh.

(Theo TPO)

Các tin khác
WIFI bị cấm tại Olympic.

Khán giả đến Anh xem các môn thi đấu thể thao tại Olympic London 2012 bị cấm mang vào khu vực thi đấu một số thiết bị, trong đó có cổng kết nối WiFi cá nhân và smartphone để kết nối Internet không dây.

Ứng dụng mới của Google có thể phát hiện thuốc giả.

Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol vừa ra mắt dự án công nghệ mới, giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả, sử dụng ứng dụng được phát triển với sự hợp tác với “Gã khổng lồ tím kiếm” Google.

Phô mai giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Các nhà khoa học Anh và Hà Lan phát hiện những người ăn 55 g phô mai mỗi ngày có thể giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Daily Mail.

Pin quang năng trong suốt có thể dẫn tới sự ra đời của những cửa sổ có khả năng tạo ra điện cho ngôi nhà.

Ngôi nhà với những cửa sổ có khả năng sản xuất điện có thể ra đời trong thời gian tới sau khi các nhà khoa học chế tạo thành công loại pin quang năng trong suốt như thủy tinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục