Brazil - thị trường bán smartphone đắt nhất thế giới
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/8/2013 | 1:58:24 PM
Đất nước Nam Mỹ, Brazil, nơi có mức giá bán các loại điện thoại thông minh (smartphone) cao nhất thế giới, đang chứng kiến sự bùng nổ thị trường "chợ đen" kinh doanh mặt hàng này.
Ảnh minh họa.
|
Mercado Livre được biết tới như là phiên bản chợ điện tử eBay của Brazil, và nó kinh doanh gần như đầy đủ các loại hàng điện tử. Khi ghé qua trang web này bất cứ thời điểm nào, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm nhà cung cấp máy điện thoại iPhone đã được unlock (mở khóa), với nhiều mức giá khác nhau, dao động quanh mức 700 USD. Mức giá trên cao hơn 100 USD so với giá bán trên Apple Store ở Mỹ, nhưng ở Brazil, đây lại là một món hời.
Hàng rào thuế quan, đặc biệt là thuế nhập khẩu đã đẩy giá lên trời ở Brazil, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử. Một chiếc máy điện thoại Samsung Galaxy S4 đã được mở khóa bán trên gian hàng Amazon của Mỹ ở mức khoảng 630 USD. Trong khi đó, tại Casa e Video, một cửa hàng điện tử ở Rio de Janeiro, cũng vẫn mẫu điện thoại này có giá lên tới hơn 1.100 USD.
Có nhiều lý do cho giá cả các mặt hàng nhập khẩu trong đó có điện thoại thông minh cao hiện nay ở Brazil, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, họ cho rằng lý do lớn nhất là mức thuế nhập khẩu cao và một hệ thống thuế phức tạp. Thuế nhập khẩu cao của Brazil được giới chức nước này biện hộ là để thực hiện bảo vệ ngành công nghiệp trong nước cạnh tranh với nước ngoài, và tạo sân chơi bình đẳng với các quốc gia qua các chương trình trợ cấp lớn. Nhiệm vụ này thay đổi tùy theo giá trị của một sản phẩm nhất định, và có thể ở mức cao như 55%.
Điện thoại thông minh nhập khẩu, máy tính bảng và thiết bị điện tử khác chịu mức thuế 16%, ngoài ra còn có thêm nhiều lệ phí và thuế ở cả hai cấp: tiểu bang và liên bang.
Andre Mendes Moreira, giáo sư-tiến sỹ về luật thuế của trường Đại học Liên bang Minas Gerais, nói với trang tin công nghệ The Verge, sự kết hợp của các loại thuế liên bang và tiểu bang, riêng chúng đã chiếm khoảng một phần ba giá thành sản phẩm - ngay cả trước khi thuế nhập khẩu được xem xét.
Giá bán lẻ chính thức cao như vậy đã dẫn tới kết quả là người tiêu dùng ở Brazil đã phải tìm đến những kênh bán hàng không chính thức - hay thị trường "chợ đen" - nơi đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có.
Năm ngoái, hai tiếp viên hàng không người Mỹ đã bị bắt giữ ở sân bay Sao Paulo vì bị tình nghi buôn lậu 14 chiếc điện thoại di động thông minh, 4 chiếc máy tính bảng và một vài trò chơi điện tử vào quốc gia này từ Mỹ. Một bộ phận khác thì đưa hàng điện tử cao cấp vào nội địa qua kênh du lịch mua sắm ở nước ngoài. Một chiếc iPad mua ở Mianmi (Mỹ) thường rẻ hơn khi mua ở Rio.
Thật khó để đánh giá quy mô thị trường nhập lậu của Brazil, nhưng có một điều khẳng định chắc chắn rằng, nó đang phát triển rất nhanh. Riêng trong năm 2011, các cơ quan chức năng của Brazil đã thu giữ một khối lượng hàng hóa nhập lậu qua đường sân bay, biên giới, cảng biển lên tới 812 triệu USD, tăng 16% so với năm trước. Theo Bộ Tư pháp Brazil hàng nhập lậu chủ yếu là ma túy, đạn dược và hàng điện tử - tăng gấp ba lần trong gia đoạn từ 2004 tới 2010.
Kiểm soát biên giới ở Brazil vẫn đang gặp nhiều thách thức. Quốc gia Nam Mỹ này có hơn 7.400km đường biên giới với 10 nước láng giềng. Do đó những kẻ buôn lậu có rất nhiều địa điểm để lựa chọn làm cơ sở để vận chuyển hàng lậu vào Brazil. Một trong số đó là ngã ba biên giới Argentina, Brazil, Paraguay. Các doanh nhân Trung Quốc, Lebanon, Syria đã tới khu vực này, thiết lập các cửa hàng điện tử ở khu vực biên giới thuộc Paraguay để đối phó với nhà chức trách Brazil và lén lút di chuyển hàng lậu qua biên giới hai nước.
Trong một động thái nhằm đối phó với vấn nạn buôn lậu trên, Chính phủ Brazil và các bang đưa ra các chính sách thuế hấp dẫn nhằm thu hút các hãng điện tử đến lập nhà máy ở nước này. Và chính sách này dường như đã được đền đáp khi Huawei, Nokia, và ZTE đã thiết lập cơ sở phân phối và sản xuất ở Brazil, và Foxconn - mà làm cho Apple và Sony sản phẩm - đã được xây dựng nhà máy thứ năm của mình tại đây sau khi gia nhập thị trường trong năm 2011.Tuy nhiên, chính sách trên đang vấp phải sự phản đổi gay gắt từ trong nước khi phe đối lập cho rằng đang có sự thất thu ngân sách từ sự chạy đua cắt giảm thuế để thu hút đầu tư từ các bang.
Chính phủ cũng đã có những bước để đưa người tiêu dùng đến với các sản phẩm trong nước. Vào tháng Tư, nhà nước đã dỡ bỏ thuế liên bang cho tất cả các điện thoại thông minh được sản xuất tại Brazil, sau khi thực hiện chính sách tương tự cho máy tính bảng và máy tính sản xuất trong nước.
Nhưng việc miễn thuế điện thoại thông minh chỉ áp dụng cho các thiết bị có giá dưới 1.500 real (660 USD) và điều này có nghĩa là người tiêu dùng Brazil vẫn phải trông chờ vào thị trường "chợ đen" nếu muốn được sở hữu một chiếc iPhone hay Galaxy S4. Và những người buôn hàng "chợ đen" ở Brazil vẫn có những cơ hội kinh doanh lớn để thu lời bất chấp giá máy họ bán ra cũng vẫn cao hơn thị trường Mỹ nhưng lại rẻ hơn nhiều so với giá bán tại các cửa hàng hợp pháp ở Brazil.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Hiệp hội Phát triển chuẩn kết nối USB vừa xác nhận đã hoàn thành các đặc điểm kỹ thuật của chuẩn USB 3.1 mới, và sẽ sớm tung ra thị trường trong thời gian tới.
Kinh doanh trên facebook sẽ vào tầm ngắm khi Nghị định 72 quy định các trang tin cá nhân không được phép tổng hợp thông tin.
Thời gian gần đây, hàng loạt website báo điện tử, trang tin trong nước bị tấn công liên tiếp khiến cho nhiều độc giả gặp khó khăn, thậm chí không thể truy cập trong thời gian dài.
Các nhà khoa học Mỹ mới đây thông báo đã tạo được các tế bào gốc phôi thai người từ các tế bào da bằng kỹ thuật nhân bản vô tính.