Hãy để cháu cõng bà, bà nhé!

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/6/2014 | 9:00:22 AM

"Lời bà ru à ơi! Vời vợi/ Cánh cò cánh vạc đợi sang ngang".

Bên bà.
(Ảnh: Đoàn Thanh Hà)
Bên bà. (Ảnh: Đoàn Thanh Hà)

Từ nhỏ cháu đã quen, quen hình ảnh những trưa hè oi bức, bà ngồi bên ầu ơ quạt ru cháu ngủ. Và quen những đêm đông giá lạnh, lại tay bà thắp nến bếp lửa hồng. Khi đó cháu không cần lo, chỉ biết nằm ngủ thật ngon trong vòng tay của bà, vòng tay chai sạn, rám đi vì nắng, chai đi vì những vất vả trong cuộc sống mưu sinh…

Rồi cháu lớn dần lên, khi tập lẫy tập bò, tập đi tập đứng bà luôn là người ở bên theo sát. Cháu ngã, bà vội vàng chạy lại đỡ cháu lên. Bằng giọng lo lắng, run run bà hỏi xem cháu đau thế nào. Rồi lại với ánh mắt hiền từ, bà dặn cháu phải đi sao cho vững, phải biết đứng dậy thay vì ngã rồi nằm luôn đó mà khóc ăn vạ, chờ người khác nâng…

Năm cháu lên ba, bà cho cháu đi học theo mẫu giáo. Bởi lẽ thời đó lên bốn mới đủ tuổi để cháu được tới trường. Nhưng cháu đâu như đứa trẻ khác, cháu nhút nhát, sợ sệt và khóc thét lên nếu bà bỏ lại cháu ở trường. Vậy là cả năm trời, cả năm trời không ít lần cháu được bà công kênh trên lưng trong suốt đoạn đường tới trường. Trời mưa mặc kệ, trời nắng cũng không sao. Bà, một tay giữ cháu một tay cầm lá cọ để che. "Hồi ý vẫn chưa có ô" bà bảo với cháu thế…

Tới trường rồi cháu tai quái tới mức không chịu vào lớp ngồi cùng cô giáo và các bạn dù cho mọi người rất quý mến mình. Không còn cách nào khác, hai bà cháu lại ngồi ngoài cửa lớp. Lớp lợp mái cọ, nền đất, cho nên trời mưa lầy bẩn, trời nắng bụi mù lên. Nhưng vì cháu bà vẫn cười… nụ cười in sâu trong tâm trí cháu!

Ngày mùa người ta kéo nhau ra đồng gặt hái. Lúa nhà cũng chín, ông lại đang bệnh không giúp được nhiều. Bà vẫn cõng cháu tới trường nhưng tới rồi bà nhẹ nhàng nói: "Lúa nhà mình chín hết rồi. Con không cho bà về, người ta gặt mất lúa nhà mình thì sao"? Bà nói đến đây, không hiểu sao cháu lại lo lúa bị người ta cắt mất đến thế. Cháu đồng ý vào lớp học nhưng bắt bà hứa chiều bà phải  tới đón  cháu sớm nhất lớp mới thôi…

Tuổi thơ cháu lớn lên bện hơi của bà, với những lần bà đi tát, đi hôi… những cái hom đầy cua, đầy tép. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu với cháu.

Giờ đây cháu đã lớn. Đã phải đi học xa nhà và tập sống tự lập, mà bà vẫn vậy. Dù "Bây giờ con nặng hơn bà rồi, bà không cõng con được nổi  nữa" vẫn chưa phút nào bà thôi lo cho cháu…  Lần đầu xa nhà, lần đầu tự lập, cuộc sống thủ đô bon chen, tấp nập không như quê nhà. Bà lo cháu không vượt qua được những cám dỗ, lo đánh mất bản ngã của mình… Cháu hiểu, bà ơi. Nhưng cháu sẽ chăm chỉ học tập. Bà cõng cháu trên lưng cả năm trời… khi cháu còn nhỏ. Giờ bà hãy để cho cháu thay bà. Hãy để cháu cõng bà, bà nhé…!  

Hồ Mỹ Linh (Thôn 3, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái)

Các tin khác

Hạ về cùng niềm vui/ Qua đi bao kỉ niệm/ Để mỗi mùa hạ tới/ Là tháng ngày khó phai

Những ngày thơ bé.
(Ảnh: Phí Đức Long)

Những tháng ngày mà tuổi thơ con đã đi qua thật êm đềm và hạnh phúc. Bố mẹ, ông bà luôn bên con vỗ về chăm sóc.

Tôi bỗng thấy nhớ nhà, nhớ mẹ và nhớ cả con đường quen thuộc mà ngày trước tôi đã đi qua, đi lại đến cả hàng trăm lần quá!

(Cô và trò.  Ảnh: Xuân Tình)

Cô là giáo viên của trường khác. Nghe mấy bạn của tôi nói cô dạy Toán rất hay nên tôi đã quyết định chọn cô là người ôn cho tôi để chuẩn bị bước vào kì thi cấp III sắp tới. Cô giản dị, yêu thương học trò như những đứa con của mình vậy. Chính ánh mắt của cô đã giúp tôi hiểu được điều đó…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục