Dân tộc Mường
- Cập nhật: Thứ ba, 18/1/2005 | 12:00:00 AM
Đồng bào Mường ở Yên Bái có khoảng 14.000 người, chiếm 1,92% dân số toàn tỉnh. Người Mường sống tập trung ở 11 xã của huyện Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra sống rải rác ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
Đồng bào chủ yếu cư trú ở các thung lũng ven suối, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp, trong đó phần lớn làm ruộng lúa nước. Nền văn hoá của dân tộc Mường khá phong phú và đặc sắc. Nhà ở là nhà sàn, dáng nhà chững chạc bề thế, thường từ 3-5 gian, lợp ván thông hoặc gianh và đặc biệt có 2 cầu thang. Cầu thang chính đối diện cổng vào, cầu thang phụ ở phía cuối nhà chủ yếu để phụ nữ đi lại. Trang phục của nam giới tương tự như người Tày, người Thái là quần áo sợi cánh chàm, khuy vải. Trang phục cuả phụ nữ rất giống phụ nữ Thái đen, nét khác là cổ áo trước đây hình chữ V nay chuyển sang cổ đứng, quanh cổ áo cỏm đứng viền một lượt vải màu xanh hoặc đỏ, hàng cúc thường mang hình đôi ve sầu trông thô đậm hơn đôi bướm. Các điệu múa đặc trưng của đồng bào Mường là múa mỡi, múa nàng tiên, múa trống tu. Lễ cưới hỏi xưa diễn ra theo 3 bước là: chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và người phụ nữ trước khi về nhà chồng phải chuẩn bị từ 3 đến 5 bộ chăn đệm làm của hồi môn. Đám tang cũng đơn giản, chủ yếu theo sách Thọ mai gia lễ như người Việt.
Các tin khác
Có khoảng 41.000người, chiếm 6,1% dân số tỉnh Yên Bái. Địa bàn cư trú tập trung tại 4 huyện thị phía Tây: Văn Chấn, thị xã Ngiã Lộ, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Dân tộc Mông ở Yên Bái có khoảng 55.000 người, chiếm 8,1% dân số toàn tỉnh, cư trú tại 40 xã thuộc 6 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên.
Người Dao là dân tộc có dân số khá đông, khoảng 62.000 người chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở giữa vùng cao và vùng thấp, đông nhất là huyện Văn Yên.
Có khoảng 120.000 người, chiếm 17% dân số, đồng bào Tày Yên Bái sống tập trung ở 7/9 huyện thị trong tỉnh.