Cung cấp thông tin chính thống cho lao động di cư

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/6/2014 | 8:00:30 AM

Văn phòng thông tin di cư đã hỗ trợ cho 3.500 lượt lao động, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về thị trường lao động nước ngoài, cảnh báo rủi ro thường gặp khi di cư trái phép…

Lao động di cư sẽ được cung cấp thông tin chính thống, kịp thời từ 
văn phòng MRC.
Lao động di cư sẽ được cung cấp thông tin chính thống, kịp thời từ văn phòng MRC.

Ngày 24/6, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cùng Tổ chức di cư thế giới (IOM) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua thí điểm thành lập Văn phòng thông tin di cư (MRC)”.

Dự án thiết lập và vận hành thí điểm Văn phòng thông tin di cư (MRC) được thành lập tại Việt Nam từ tháng 11/2011, do Cục Quản lý lao động ngoài nước và IOM phối hợp thực hiện. Văn phòng giúp cung cấp thông tin về thị trường lao động nước ngoài, pháp luật, chính sách của Việt Nam liên quan đến lao động làm việc ở nước ngoài, địa chỉ của các văn phòng, tổ chức trợ giúp liên quan, cảnh báo rủi ro thường gặp khi di cư trái phép…

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải cho biết, MRC là trung tâm thông tin chính thống duy nhất để người lao động có thể tự tìm kiếm thông tin tin cậy liên quan đến thị trường lao động ngoài nước. Mặc dù Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có nhiều chương trình thông tin về chính sách pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người đi làm việc ở nước ngoài nhưng hiện tượng thiếu thông tin hoặc quá nhiều nguồn thông tin nhiễu do chưa tiếp cận được đầy đủ các nguồn thông tin chính thức đã gây khó khăn cho người lao động trong quá trình di cư.

Tính đến tháng 5/2014 văn phòng MRC đã tư vấn hỗ trợ thông tin về di cư cho 3.500 lượt lao động (mục tiêu đặt ra trước đó là 1.000 lượt). Bình quân hằng tháng, văn phòng MRC tư vấn cho khoảng 150 lao động, trong đó 70% số lượt tư vấn qua điện thoại. Số lượng lao động cần tư vấn đang tăng lên theo thời gian. Nếu vào thời điểm tháng 6/2012, văn phòng chỉ tư vấn cho khoảng 60 lượt người/tháng thì hiện tại tỷ lệ này đạt trên 200 lượt/tháng.

Văn phòng MRC cũng đã xây dựng hồ sơ 15 thị trường lao động nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan… in thành sổ tay và đưa lên website của văn phòng để người lao động dễ dàng tham khảo.

Hiện, số lượt người truy cập website www.hotrolaodong.org đã vượt trên 100.000 lượt. Bước đầu văn phòng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp thông tin cho người lao động di cư.

Văn phòng MRC đã thực hiện khảo sát đối với người lao động làm việc ở nước ngoài và thân nhân lao động tại một số tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh… Kết quả khảo sát cho thấy ý thức người dân về di cư lao động an toàn đã tăng lên, người lao động đã có ý thức thu nhập, tìm hiểu kỹ thông tin và cân nhắc thận trọng hơn trước khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Đặc biệt, các thông tin quan tâm tập trung vào việc đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần tiến tới mở rộng mạng lưới văn phòng tư vấn để tạo điều kiện cho lao động vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận thông tin về di cư tự do. Văn phòng cần được đảm bảo các nguồn lực về nhân sự và tài chính để duy trì hoạt động. Nguồn lực của văn phòng cần đa dạng hóa, có thể huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cùng với ngân sách Nhà nước để đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Người đi lao động tại Hàn Quốc dự thi kiểm tra tiếng Hàn.

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg, ban hành ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Nhiều lao động nông thôn ở huyện Yên Bình được đào tạo nghề theo nhu cầu để phát triển kinh tế gia đình.

YBĐT - Qua điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề tại 26 xã, thị trấn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong huyện Yên Bình (Yên Bái) cho thấy, có trên 5 nghìn LĐNT có nhu cầu đào tạo nghề. Qua đó, huyện đã có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của lao động địa phương.

YBĐT -Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -2015”, những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã triển khai có hiệu quả nội dung của đề án. Đặc biệt các cấp hội luôn xác định dạy nghề cho chị em là cách để giúp đỡ gia đình hội viên thoát nghèo nghèo hiệu quả và thiết thực nhất.

Thí sinh tham dự phỏng vấn vào làm việc tại Samsung Việt Nam.

Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV) cho biết họ sẽ tổ chức phỏng vấn hơn 2.600 ứng viên nhằm tìm ra hơn 1.200 nhân viên làm việc tại Trung tâm và các Nhà máy sản xuất của Samsung tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục