Tại Yên Bái: Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 11:16:09 AM

YênBái - Sáng 3/11, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong ngành giáo dục.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Văn Phúc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh tặng hoa các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Văn Phúc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh tặng hoa các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái.

Dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang cùng đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh.



Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (ảnh) nhấn mạnh: Trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, trẻ em các xã đặc biệt khó khăn nói riêng là đối tượng cần được xã hội quan tâm đặc biệt, bởi gia đình các em phần lớn là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Điều kiện và kinh tế gia đình hỗ trợ việc học tập, chăm sóc và vui chơi của các em còn rất hạn chế. Nhiều em có nguy cơ phải nghỉ học do gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để các em có cơ hội học tập và phát triển, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, cùng với đó, công tác chăm lo cho trẻ em vùng khó khăn cũng rất cần sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân. 

Nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 588 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoan 2019-2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó tổ chức phát động cuộc vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong ngành giáo dục. 

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố cần  tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ các nhà trường, trẻ em và học sinh tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đơn vị; hướng dẫn các cơ sở giáo dục vùng thuận lợi kết nghĩa và giúp đỡ các cơ sở giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo đúng quy định của pháp luật….



Phát biểu hưởng ứng Lễ phát động, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh (ảnh) khẳng định: Là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc, học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 60%, điều kiện kinh tế khó khăn nên trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, dành nguồn lực chăm lo đến sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là việc chăm lo, phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. 

Cùng với việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh đã đã ban hành nhiều chính sách rất thiết thực với tổng các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn đạt trên  3.100 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên 1.900 tỷ đồng. 

Tuy vậy, tỉnh Yên Bái vẫn  còn gặp nhiều khó khăn: vẫn còn 250 phòng học tạm (chiếm 3,9%), 278 điểm trường lẻ và thiếu khoảng 600 phòng ở cho học sinh bán trú. Các điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu.  

Do vậy, tỉnh Yên Bái mong muốn nhận được sự quan tâm từ ban, bộ, ngành Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo và những tấm lòng hảo tâm, sự sẻ chia của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp để giúp đỡ các nhà trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi được học tập trong điều kiện tốt hơn.  

Lễ phát động là hoạt động mang ý  nghĩa nhân văn sâu sắc, tỉnh Yên Bái nhiệt liệt hưởng ứng cuộc vận động, đồng thời đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến các cấp, các ngành, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia, cùng chung tay chăm lo đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng.



Tại Lễ phát động, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã trao hỗ trợ 150 triệu đồng, 7 bộ máy tính và các trang thiết bị phục vụ học tập, sinh hoạt cho nhà trường thuộc các địa  phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Yên Bái.

Xuân Thắng (Trung tâm TT&VH Nghĩa Lộ)

Tags Yên Bái Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em xã đặc biệt khó khăn

Các tin khác

Phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản giữ ổn định như năm nay, trong đó tăng cường tính tự chủ, tự trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học…

Nước lũ rút để lại bùn ngập sâu cả mét trong sân trường. Học sinh nhiều địa phương miền Trung chưa thể đi học lại.

Trên cơ sở hướng dẫn tinh giản chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương khu vực miền Trung sẽ chủ động điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là một trong những giải pháp quan trọng từng bước khắc phục dạy thêm học thêm không đúng quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Hiện nay, hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT.

Ảnh minh họa.

Trước ngày 16/11, học sinh có thể tham gia vào vòng thi thử Olympic nhằm giúp các học sinh tham gia kiểm tra khả năng của mình và làm quen với thể thức của vòng thi Olympic chính thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục