Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ: Động lực để nâng cao chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/11/2020 | 7:47:49 AM

YênBái - Các phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học", "Dạy tốt, học tốt", "Giỏi việc trường, đảm việc nhà”... đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi.

Một giờ học của học sinh Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ.
Một giờ học của học sinh Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ luôn xác định, hoạt động công đoàn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyên môn, việc triển khai, tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, góp phần quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Chính vì vậy, hàng năm, Công đoàn nhà trường luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu trong xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo các cuộc vận động, các phong trào thi đua; phát động thi đua.

Các phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học", "Dạy tốt, học tốt", "Giỏi việc trường, đảm việc nhà”... đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi. Các phong trào đã khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học để có nhiều bài giảng hay, giờ học tốt; học sinh luôn có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nhiều nhà giáo đạt giải hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Nhiều gương học sinh tiêu biểu cho sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. 

Cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã giúp cán bộ, đoàn viên nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiếp tục khơi dậy những phẩm chất cao quý của nhà giáo, tấm lòng nhân ái, tình thương yêu quan tâm đối với học sinh, giúp đỡ các em trong học tập và cuộc sống… 

Từ Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Cuộc vận động "Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu” đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; học sinh yêu trường, yêu lớp, đoàn kết với bạn bè, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và và rèn luyện. Cán bộ, giáo viên gần gũi với học sinh, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của các em, kịp thời giúp đỡ các em, từ đó, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.

Đặc biệt, năm học vừa qua, hưởng ứng Phong trào "Ngành GD&ĐT chung tay phòng, chống Covid-19" và "Công đoàn ngành giáo dục chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19", Công đoàn nhà trường phối hợp với cơ quan chuyên môn tích cực tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền, vận động nhà giáo tích cực, chủ động tham gia giảng dạy trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học phòng, chống dịch bệnh với phương châm "Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng dạy học”… 

Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa Công đoàn với nhà trường triển khai các phong trào thi đua và cuộc vận động của ngành đã mang lại thành tích đáng tự hào, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của nhà trường được nâng lên. 

Năm học 2019 – 2020, toàn trường có gần 74% học sinh đạt khá, giỏi; 10 học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 giải Nhì, 9 giải Khuyến khích; 1 em đạt giải Khuyến khích kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, 1 giải Ba tin học trẻ cấp tỉnh; 2 học sinh đạt giải Tư Cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh cùng nhiều giải thưởng khác. 
Minh Tư

Tags Nghĩa Lộ giáo dục vùng dân tộc Dạy tốt học tốt học sinh giỏi

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) cho biết có 40/46 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 6 được tiếp tục thẩm định ở vòng 2. Đây là bộ SGK biên soạn theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT vừa công bố Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6.

Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ.

Ngày 11/11, Tổ chức Varkey Foundation công bố top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020. Trong danh sách này có cô giáo Hà Ánh Phượng của Việt Nam.

Thầy Phạm Ngọc Điến.

Tôi đắm mình trong cảnh sắc mùa thu Tây Bắc với nắng vàng, hoa thắm, rừng xanh và những con trâu bóng mượt ung dung gặm cỏ. Quốc lộ 37 êm thuận quá, chỉ một loáng từ Âu Lâu bến xưa đã đến làng Mỵ, Tân Thịnh, Văn Chấn, nơi có cụ ông Phạm Ngọc Điến - một cựu giáo chức gắn bó cả cuộc đời dạy học với trẻ thơ vùng cao mà hành trang là giáo án, tấm lòng vượt khó và lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục