Học phí đại học cao, thí sinh bỏ đăng ký xét tuyển, chọn đường vào cao đẳng

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/8/2022 | 1:56:36 PM

Một trong những lý do khiến thí sinh không đăng ký xét tuyển vào đại học năm hay là do học phí tăng cao, chuyển hướng sang học cao đẳng, trường nghề.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp TPHPT. (Ảnh minh hoạ)
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp TPHPT. (Ảnh minh hoạ)

Thời điểm biết điểm thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh Nguyễn Trà My (Trấn Yên, Yên Bái) buồn và thất vọng về bản thân khi chỉ đạt 17 điểm/3 môn khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Trước đó, em đặt mục tiêu đạt từ 22 điểm trở lên để đăng ký xét tuyển vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hoặc Đại học Lao động xã hội. Điểm số thi quá thấp khiến mục tiêu đỗ vào đại học ngày càng xa vời. 

Bỏ đại học, chọn cao đẳng

Sau những lời động viên từ gia đình, Trà My quyết không đăng ký xét tuyển vào đại học mà lựa chọn các trường cao đẳng. "Mức điểm thi của em chỉ nhỉnh hơn điểm sàn một số trường khối ngành Xã hội từ 0,5 -1 điểm. Tỷ lệ đỗ rất thấp nên em hướng đến một số trường cao đẳng như Cao đẳng Du lịch Hà Nội và Cao đẳng nghề Hùng Vương (Phú Thọ)", nữ sinh nói và cho biết, so với điểm chuẩn năm ngoái, tỷ lệ đỗ vào các trường cao đẳng rất cao.

Nữ sinh Lê Hoài Phương (Thái Thuỵ, Thái Bình) cho biết, trước khi tham gia thi tốt nghiệp THPT, mục tiêu của em vào trường Đại học Thương mại hoặc Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cả hai trường lấy điểm chuẩn ngành Quản trị Kinh doanh khoảng 23 -24 điểm. 

"Sở dĩ em chọn hai trường đại học này vì phù hợp với mức điểm số qua nhiều lần thi thử của bản thân. Mặt khác, hai trường này gần nhau, em cũng có thể ở gần chị gái, tiết kiệm tiền thuê trọ và sinh hoạt khi đi học", nữ sinh nói. Thế nhưng, số điểm khối D01 và A00 đều không như ý, chỉ bằng mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của hai trường - 17 điểm.

Dù rất buồn vì năng lực bản thân nhưng em cũng sớm chuyển hướng đăng ký xét tuyển vào một số trường cao đẳng khối ngành kinh tế, kinh doanh. Hoài Phương vui vẻ cho biết bản thân trúng tuyển vào Cao đẳng FPT Polytechnic và Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.

Ngoài lý do điểm thi thấp, thí sinh Đặng Đức Hiếu (Lạc Thuỷ, Hoà Bình) ước mơ vào Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Ngoại thương Hà Nội. Dù đạt được 27,75 điểm khối A00 nhưng điều kiện gia đình cậu không cho phép.

"Mẹ em bị liệt 2 hai chân, công việc chính là nhận đan lát mành, thu nhập chỉ gần 2 triệu đồng/tháng. Bố mất sớm, chị gái phải nghỉ học để đi làm công nhân nuôi 2 em nhỏ. Trong khi học phí các trường đều từ 20 - 25 triệu đồng/năm học, sẽ là một khoản chi phí rất lớn nếu em theo đại học. Em không muốn tạo thêm gánh nặng cho chị và mẹ", nam sinh buồn bã. Em quyết định học cao đẳng, chi phí rẻ, nhanh tốt nghiệp ra trường để kiếm việc làm, phụ giúp kinh tế cho gia đình đỡ khổ.

"Hy vọng em trai em sẽ đậu vào đại học, thực hiện ước mơ mà cả hai anh chị đều dang dở", Đức Hiếu tâm sự.

Học phí tăng cao cản bước vào đại học?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc 1/3 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học là tín hiệu tốt. "Theo nhu cầu xã hội hiện tại, chúng ta đang "thiếu thợ", nhất là những thợ lành nghề. Bên cạnh đó, thợ lành nghề lại có mức lương cao. Thực tế này khiến nhiều thí sinh lựa chọn đi vào học nghề trực tiếp thay vì học đại học theo "hình thức". Các bạn nhận thức được đầy đủ: không cần chạy theo bằng cấp, hư danh".

Ông cũng nhấn mạnh, cần khuyến khích giới trẻ nếu chọn được nghề tốt và đại học không phải con đường duy nhất để làm nên thành công trong tương lai của các bạn.

GS Nguyễn Đình Đức đồng tình với một số ý kiến cho rằng do các trường thực hiện tự chủ đại học, học phí tăng cao khiến nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho con em đi học. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân mà một số thí sinh quyết định không nhập nguyện vọng.

TS Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Học Viện Tài Chính phân tích, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế nhiều gia đình khó khăn, trong khi học phí nhiều trường đại học tăng, do vậy nhiều em chọn con đường đi làm hoặc học nghề nhằm giải quyết bài toán trước mắt của gia đình.

Hơn nữa, sau dịch bệnh nền kinh tế tăng trưởng trở lại, các khu công nghiệp, nhà máy, dịch vụ, nhà hàng… đang có nhu cầu rất lớn thu hút đáng kể lao động phổ thông từ tháng 5 đến nay. Do vậy lượng thí sinh không chọn đi làm, hoặc học nghề mà không tham gia đăng ký nguyện vọng đại học.

Sau khi mở lại hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung trong vòng 1 ngày (từ 22/8 đến 17h ngày 23/8), Bộ GD&ĐT đã ghi nhận thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng. Thế nhưng vẫn còn trên 320.000 thí sinh quyết định không nhập nguyện vọng lên hệ thống (chiếm 1/3 trên tổng số thí sinh có mong muốn lựa chọn đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT).
(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Chuyên gia cho rằng, việc miễn giảm học phí chưa nhất thiết thực hiện ngay trong năm học mới, có thể làm chậm lại nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng tác động và có lộ trình thực hiện cho các địa phương.

Nhiều địa phương thiếu nhiều giáo viên Tiếng Anh.

Theo lộ trình triển khai Chương trình GD phổ thông 2018, từ năm học 2022–2023 môn Ngoại ngữ và Tin học là môn học bắt buộc từ lớp 3. Để chuẩn bị thực hiện, Bộ GD&ĐT, các địa phương, ngành giáo dục…đã sớm chuẩn bị các điều kiện song còn không ít khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ.

Một buổi lên lớp của thầy, trò dạy tiếng Nôm Dao ở huyện Lục Yên, Yên Bái

Ngày càng nhiều những lớp học đặc biệt đang hình thành ở Yên Bái. Học viên bất kể độ tuổi. Họ đến đây theo học tiếng Nôm Dao chỉ với chung mong muốn là biết đọc, biết viết như thể giữ lấy “hồn cốt” của dân tộc mình.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Khao Mang khẩn trương hoàn thiện công trình phụ trợ tại khu phòng ở bán trú cho học sinh.

Năm học 2022 - 2023, huyện Mù Cang Chải có 37 đơn vị trường, 55 điểm trường, 1 phân hiệu, 20 trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú, 1 trường PTDT nội trú; 664 lớp, trên 21.480 học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục