Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Đức Cường cho biết, qua thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã kịp ngăn ngừa, khắc phục các thiếu sót trong nhiều lĩnh vực của ngành, trong đó có xử lý vi phạm trong tuyển sinh.
|
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
|
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), qua thanh tra, kiểm tra, có 11 Sở GD&ĐT đã phát hiện sai phạm, kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục với tổng số tiền là 347 triệu đồng.
Đồng thời, thanh tra đã phát hiện, xử lý và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý đối với các sai phạm về: tuyển sinh không đúng quy định, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người học không đúng quy định, vi phạm về sử dụng nhà giáo không đúng quy định của các trung tâm ngoại ngữ, việc mua và sử dụng văn bằng không hợp pháp; tổ chức các khoản thu chi không đúng quy định và thành lập cơ sở giáo dục mầm non trái phép.
Đối với giáo dục đại học, năm nay Thanh tra Bộ GD&ĐT đã xử phạt hành chính gần 100 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Việc xử lý vi phạm căn cứ theo quy định của Nghị định 04, số lượng tuyển sinh của các trường vượt 3% là đã bị xử phạt.
Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết: "Bộ GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp tình hình thực tế, được các địa phương và các cơ sở giáo dục phối hợp, đánh giá cao. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các Đoàn đã kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị khắc phục các thiếu sót trong việc chuẩn bị hồ sơ thí sinh, cơ sở vật chất và các công tác chuẩn bị cho kỳ thi, công tác coi thi, chấm thi, góp phần đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế”.
Năm 2022, Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo về thông tin tuyển sinh, thống kê nguyện vọng thí sinh, điểm kết quả học tập THPT, phần mềm xét tuyển... để giúp các cơ sở đào tạo tuyển sinh thuận lợi. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, các cơ sở đào tạo cần lưu ý hệ thống chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào các cơ sở đào tạo khác chứ không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà cơ sở đào tạo đã xác định. Nghĩa là hệ thống không xét tuyển thay cho các cơ sở đào tạo.
Do đó, các cơ sở đào tạo cần tự chủ trong công tác tuyển sinh và chịu trách nhiệm trong xác định chỉ tiêu, điểm chuẩn các ngành học. Nếu xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký, cơ sở đào tạo sẽ bị xử lý theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. Đặc biệt, cơ sở đào tạo phải quán triệt tuân thủ quy định: Danh sách trúng tuyển chính thức phải là danh sách thí sinh được hệ thống xử lý nguyện vọng gửi lại cho cơ sở đào tạo sau khi lọc ảo lần cuối vào ngày 15/9, các cơ sở đào tạo tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.
(Theo Tin tức)
Các trường học hiện nay đang xảy ra tình trạng thừa - thiếu giáo viên, môn học này có thể thiếu, môn học khác lại đang dư thừa nên không thể tuyển mới.
Hiện nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang thực hiện lọc ảo nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học. Các trường đại học dự kiến thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển trong 3 ngày 15, 16 và 17/9.
Nhiều thí sinh, phụ huynh không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng khi thực hiện các thao tác thanh toán lệ phí tuyển sinh ĐH trực tuyến, vì vậy, hệ thống sẽ kéo dài thời gian mở đến 17 giờ ngày 13/9/2022.
Liên quan thông tin về đề xuất tăng học phí được dư luận quan tâm, HĐND thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ dùng ngân sách thành phố để bù đắp phần chênh lệch.