Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)

“Đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2022 | 1:52:02 PM

YênBái - Tiếp nối những thành công của Đề án rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái chú trọng rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần tinh gọn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một giờ học với trang thiết bị dạy và học hiện đại của Trường Tiểu học xã Bảo Ái, huyện Yên Bình sau khi sáp nhập điểm trường lẻ thôn Ngòi Ngần ra phân hiệu Ngòi Bang năm học 2022 - 2023.
Một giờ học với trang thiết bị dạy và học hiện đại của Trường Tiểu học xã Bảo Ái, huyện Yên Bình sau khi sáp nhập điểm trường lẻ thôn Ngòi Ngần ra phân hiệu Ngòi Bang năm học 2022 - 2023.

Đồng chí Lưu Quang Lợi - Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện Văn Yên cho biết: Việc rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn được thực hiện hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nên được chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Việc ghép trường, điểm trường đã giảm khá nhiều các điểm trường lẻ; tỷ lệ trẻ, học sinh được tham gia học tại trường chính với cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ trang thiết bị dạy, học tăng lên; tỷ lệ trẻ, học sinh học tại các điểm trường giảm đáng kể; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giảm góp phần tinh gọn bộ máy. Quy mô, mạng lưới trường lớp học trên địa bàn đã cơ bản ổn định. 

Năm học 2022 - 2023, toàn huyện có 64 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trong đó có 60 trường trực thuộc Phòng GD&ĐT, 2 trường mầm non tư thục, 2 nhóm trẻ ngoài công lập; 9 trường phổ thông dân tộc bán trú; mở được 1.066 nhóm, lớp. Huy động trên 33.250 học sinh ra lớp, giảm 7 nhóm lớp, tăng 22 học sinh so với năm học trước.

Cũng như huyện Văn Yên, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều tích cực thực hiện rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học. 

Đồng chí Nguyễn Văn Lịch - Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện Yên Bình cho biết: "Rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đem lại hiệu quả rõ rệt cho giáo dục huyện Yên Bình. Nhờ đó, nhiều trường được sáp nhập gần nhau, có cùng khuôn viên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức hoạt động". 

Việc đưa học sinh ra các trường chính hoặc ghép với các điểm trường giúp học sinh học tập ở môi trường khang trang, đầy đủ trang thiết bị hơn. Những nơi bố trí được nhà bán trú giúp cho học sinh yên tâm học tập, giảm bớt những khó khăn về nơi ăn ở, học tập, tạo động lực để học sinh phấn đấu trong học tập, rèn luyện, hạn chế việc bỏ học, duy trì công tác phổ cập giáo dục. 

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất ở các điểm trường lẻ sau khi thực hiện sắp xếp lại được các địa phương quản lý, sắp xếp sử dụng mục đích giáo dục; một số được chuyển đổi mục đích sử dụng cho cộng đồng, phục vụ mục tiêu nông thôn mới cũng là một trong những hiệu quả rất thiết thực. 

Nhờ tích cực, chủ động rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình thực tiễn, hiện toàn tỉnh có 465 cơ sở giáo dục, trong đó có 1 trường cao đẳng thuộc Sở GD&ĐT, 3 trường cao đẳng thuộc UBND tỉnh, 2 trường trung cấp nghề, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 9 trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập. 

Riêng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có 442 đơn vị với quy mô trên 6.900 lớp, gần 226.000 học sinh. So với năm học 2021 - 2022, năm học 2022 - 2023, Yên Bái giảm 2 trường mầm non, tăng 1 trường tiểu học, giảm 1 trường THCS, tăng 1 trường THCS&THPT, tăng 127 lớp, tăng trên 4.950 học sinh. 

Đặc biệt, chất lượng giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh được nâng lên rõ rệt, nhất là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm học 2021 - 2022, 100% trường, lớp, trẻ thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành, được học 2 buổi/ngày; 100% trường mầm non thực hiện cam kết chất lượng, 98,8% số nhóm, lớp đạt cả 2 nhóm chỉ tiêu cam kết đầu năm học; 95,7% học sinh hoàn thành khóa học ngành học phổ thông; có 775 học sinh đạt giải trong các kỳ thi các môn văn hoá THCS, THPT cấp tỉnh, quốc gia, trong đó cấp tỉnh đạt 746 giải (tăng 78 giải), cấp quốc gia 29 giải (tăng 3 giải) gồm 3 giải Nhì, 8 giải Ba, 18 giải Khuyến khích.

Có thể thấy việc rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học chính là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Yên Bái. Mạng lưới giáo dục ở các cấp học dần được ổn định, phù hợp với tình hình thực tiễn; các phong trào thi đua trong toàn ngành GD&ĐT được tổ chức thực hiện hiệu quả; môi trường giáo dục chuyển biến rõ nét theo hướng thân thiện, "Xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
 
Lê Thương

Tags Nhà giáo Việt Nam Yên Bái giáo dục phổ thông giáo dục và đào tạo

Các tin khác
Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi...

Quang cảnh buổi tập huấn.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024-2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục-Đào tạo Yên Bái đã phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục