Trạm Tấu đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2022 | 7:47:39 AM

YênBái - Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo giai đoạn 2021 - 2025, với 36 chỉ tiêu chủ yếu của huyện đề ra, đã có 15 chỉ tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục đạt 100% kế hoạch, 17 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên.

Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Công hướng dẫn học sinh học thực hành môn Tin học.
Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Bản Công hướng dẫn học sinh học thực hành môn Tin học.

Là huyện vùng cao của tỉnh, huyện Trạm Tấu có 12 xã, thị trấn; dân số toàn huyện trên 35.000 người, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 77%; dân tộc Thái chiếm 13,1%, còn lại các dân tộc khác. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc còn cao; trình độ dân trí không đồng đều.

Để triển khai, thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp.

Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu trao đổi: "Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2021 - 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 5 (mở rộng) để tuyên truyền, quán triệt triển khai các nội dung cốt lõi của Nghị quyết; sao lục Nghị quyết đến các chi, đảng bộ, các cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai học tập, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn huyện". 

"Để kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 34-KH/HU ngày 11/5/2021, triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 1421/KH-UBND ngày 01/9/2021 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 08/CTr-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU của Tỉnh ủy. 

Huyện chỉ đạo các chi, đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể huyện trên cơ sở Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị...”, đồng chí Thào nói thêm. 

Huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng GD&ĐT như: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với công tác GD&ĐT; hàng năm giao chỉ tiêu phát triển GD&ĐT, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Chủ động phương án, hình thức dạy và học phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19; không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT theo hướng phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực người học; đưa việc giảng dạy, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các bậc học theo chương trình, nội dung của Bộ GD&ĐT; đưa chương trình giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử địa phương vào chương trình giáo dục từ bậc tiểu học đến THPT, giáo dục thường xuyên. 

Triển khai thực hiện mô hình "Trường học hạnh phúc”; kịp thời phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu theo hướng liên thông từ cấp THCS đến THPT; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có. 

Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tiếp tục sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nội trú, bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục, nhất là việc thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh. 

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập như: Phong trào Học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng; duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tại các xã, thị trấn; duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần... 

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy, qua đánh giá của các ngành chức năng của tỉnh và huyện cho thấy, chất lượng GD&ĐT của huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, với 36 chỉ tiêu chủ yếu của huyện đề ra đã có 15 chỉ tiêu đạt 100% kế hoạch, 17 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên, 4 chỉ tiêu đạt dưới 50%. 

Năm học 2021 - 2022, huyện tiếp tục sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hiện toàn huyện có 28 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, quy mô 405 nhóm, lớp và 12.173 học sinh. 


Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Trạm Tấu chú trọng các hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống cho học sinh. 

Cùng với việc phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học. Tổ chức sắp xếp các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đảm bảo hợp lý về quy mô, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, năng lực quản lý; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu để nâng cao chất lượng dạy và học. 

Trong năm 2021, toàn huyện đã cử 37 giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đến nay bậc mầm non có 87,9% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; bậc phổ thông 62,2% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn. 

Đồng thời, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, huyện đã sắp xếp bố trí cho 23 giáo viên dạy liên trường. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo là 72%, so với kế hoạch đạt 72%.

Kết quả năm học 2021 - 2022, bậc mầm non: tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 19%, so với kế hoạch đạt 63,3%; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt 95,6%, so với kế hoạch đạt 98,6%; tỷ lệ nhóm, lớp học mẫu giáo 2 buổi/ngày đạt 100%, so với kế hoạch đạt 100%. 

Đối với cấp tiểu học: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, so với kế hoạch đạt 100,1%; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%, so với kế hoạch đạt 100%. Tỷ lệ học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông thạo tiếng Việt sau khi hoàn thành chương trình lớp 1 đạt 99,2%, so với kế hoạch đạt 99,2%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học đạt 95,4%, so với kế hoạch đạt 98,4%. 

Cấp THCS: tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, so với kế hoạch đạt 100,3%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học đạt 93,5%, so với kế hoạch đạt 98,4%; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%, so với kế hoạch đạt 100%. 

Cấp THPT: tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học đạt 78,4%, so với kế hoạch đạt 87,1%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 67,7%, so với kế hoạch đạt 150,4%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học đại học đạt 30%, so với kế hoạch đạt 111,1%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đạt 26,1%, so với kế hoạch đạt 217,5%... 

Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. 

Năm học 2021 - 2022, huyện đã có 8 đơn vị trường được đánh giá đạt các tiêu chí về mô hình "Trường học hạnh phúc”; 6 trường duy trì đạt chuẩn quốc gia, đạt 21,4%, so với kế hoạch đạt 30,6%; có 48 học sinh đạt giỏi cấp huyện, 2 học sinh giỏi cấp tỉnh và 2 học sinh đạt giải sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học. 

Trong năm 2021, huyện tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nội trú, bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục. Kinh phí Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục là 34.490 triệu đồng; kinh phí xã hội hóa là 8.286 triệu đồng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, nhất là các chế độ chính sách cho học sinh các trường bán trú, nội trú... 
Minh Hằng

Tags Trạm Tấu chất lượng giáo dục duy trì sĩ số Trường học hạnh phúc phổ cập giáo dục xóa mù chữ

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục